Cuộc đời Jamyang Khyentse Chökyi Lodrö – Tập 1

Có những trang sách khi mở ra – dù chỉ thoáng chạm mắt – đã làm ta chững lại, như vừa bước vào một cõi linh diệu nơi quá khứ, hiện tại và tương lai hòa quyện thành một dòng cảm hứng bất tận. Cuộc Đời Kim Cương Thượng Sư Jamyang Khyentse Chökyi Lodrö là một cuốn sách như vậy.

Bắt đầu từ “Vườn Bất Tử” – căn phòng nhỏ nơi vị thiếu niên Khyentse Chökyi Lodrö được thầy mình chỉ cho chiếc pháp tòa của hóa thân tiền bối, nhưng vẫn phải tự khẳng định giá trị trước khi được phép ngồi lên đó – tác phẩm đưa chúng ta theo chân một bậc thánh giả bước qua bao thử thách, để rồi tỏa sáng như viên ngọc lưu ly giữa đêm dài thế cuộc. Câu chuyện ấy không chỉ hé lộ hành trình chứng ngộ của riêng Ngài, mà còn mở ra cánh cửa dẫn người đọc vào tinh thần “Không tông phái” (Rime) – một phong trào từng làm bừng nở đóa hoa Phật pháp rực rỡ trên toàn xứ Tây Tạng thế kỷ XIX–XX.

270.000 

Cuộc đời Kim Cương Thượng Sư Jamyang Khyentse Chökyi Lodrö – Tập 1

Giới thiệu:

Có những trang sách khi mở ra – dù chỉ thoáng chạm mắt – đã làm ta chững lại, như vừa bước vào một cõi linh diệu nơi quá khứ, hiện tại và tương lai hòa quyện thành một dòng cảm hứng bất tận. Cuộc Đời Kim Cương Thượng Sư Jamyang Khyentse Chökyi Lodrö là một cuốn sách như vậy.

Bắt đầu từ “Vườn Bất Tử” – căn phòng nhỏ nơi vị thiếu niên Khyentse Chökyi Lodrö được thầy mình chỉ cho chiếc pháp tòa của hóa thân tiền bối, nhưng vẫn phải tự khẳng định giá trị trước khi được phép ngồi lên đó – tác phẩm đưa chúng ta theo chân một bậc thánh giả bước qua bao thử thách, để rồi tỏa sáng như viên ngọc lưu ly giữa đêm dài thế cuộc. Câu chuyện ấy không chỉ hé lộ hành trình chứng ngộ của riêng Ngài, mà còn mở ra cánh cửa dẫn người đọc vào tinh thần “Không tông phái” (Rime) – một phong trào từng làm bừng nở đóa hoa Phật pháp rực rỡ trên toàn xứ Tây Tạng thế kỷ XIX–XX.

Qua từng chương, bạn sẽ thấy một vị đạo sư thiếu niên lang thang khắp sơn hà hiểm trở để xin học với hơn 150 bậc thầy thuộc mọi truyền thống; thấy Ngài miệt mài sưu tầm, bảo tồn những giáo pháp có nguy cơ thất truyền; rồi chính tay lập nên học viện Khamje Shedra, gieo hạt mầm trí tuệ cho bao thế hệ tăng ni. Mỗi câu chuyện nhỏ lại ẩn chứa một thông điệp lớn – rằng lòng sùng kính và ý chí cầu pháp có thể biến mọi nghịch cảnh thành đà phóng cho trí tuệ siêu việt.

Nhưng cuốn sách không chỉ kể chuyện “ngày xưa”. Đọc tiểu sử một bậc thánh giả, ta được soi gương chiếu rọi chính đời sống mình. Trong khung cảnh bận rộn hiện đại, những trang viết này nhắc ta dừng lại để:

  • Khơi dậy cảm hứng học hỏi không biên giới – khi thấy Ngài cởi mở đón nhận tinh hoa của mọi truyền thừa, ta hiểu rằng kiến thức chân thật không bao giờ đối nghịch, chỉ cần tâm mình đủ rộng để dung chứa.

  • Nuôi dưỡng niềm tin nơi bản tính giác ngộ sẵn có – những linh kiến nhiệm mầu, những pháp thoại tỏa sáng của Ngài đánh thức trong ta niềm tin rằng hằng hữu trong mỗi người là nguồn minh triết vô tận, chỉ chờ khơi mở.

  • Thắp lên tinh thần phụng sự – từ việc khôi phục kinh tạng, lập trường học đến dìu dắt đệ tử, Ngài cho thấy trí tuệ càng lớn thì lòng từ bi càng không bờ bến.

Phong vị đặc biệt của sách còn nằm ở giọng kể trang trọng mà gần gũi của đại sư Dilgo Khyentse Rinpoche cùng những tư liệu khẩu truyền được gom góp suốt nửa thế kỷ. Vì thế, từng dòng chữ vừa như khúc ca tán thán, vừa như tấm bản đồ tinh luyện chỉ lối cho bất kỳ ai muốn bước sâu vào con đường nội tâm.

Nếu bạn là người tìm kiếm cảm hứng sống, cuốn sách trao cho bạn hình mẫu kiên định giữa bão tố; nếu bạn là hành giả trên hành trình tâm linh, đây là kho tàng chỉ dẫn thực tiễn; và nếu bạn đơn thuần yêu thích những câu chuyện kỳ diệu, cuộc đời Jamyang Khyentse Chökyi Lodrö sẽ khiến bạn đi từ kinh ngạc đến xúc động.

Hãy mở sách, để mặc cho hương sen từ những trang giấy dẫn lối bạn vào vùng ánh sáng mà thời gian, biên giới, giáo điều không thể ràng buộc. Và biết đâu, giữa lúc say mê theo dõi bước chân Ngài vượt núi non Tây Tạng, bạn sẽ chợt nhận ra – con đường nhiệm mầu nhất chính là hành trình khám phá kho tàng giác ngộ trong tim mình.

Mục lục:

Lời Dẫn Của Nhóm Dịch Thuật 35
Lời Tựa Của Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche 45
Lời Dẫn Nhập 55
Nguồn Gốc Những Câu Chuyện Này 56
Dilgo Khyentse 59
Đức Neten Chokling Đời Thứ Ba 60
Chakdzo Tsewang Paljor 62
Khandro Tsering Chodron 62
Lạt Ma Gonpo Tseten 65
Chokden 66
Rakong Sotra 68
Thúc Phụ Orgyen 68
Pewar Tulku 69
Khenpo Kunga Wangchuk 69
Khenpo Rinchen 71
Tarthang Tulku Gelek 71
Gongna Tulku 73
Tsejor Và Lopon Sonam Zangpo 74
Điều Gì Khiến Ta Đủ Tư Cách Để Kể Về Cuộc Đời Của Jamyang Khyentse Chokyi Lodro? 75
1. Thuở Ban Sơ Của Khyentse Chökyi Lodrö 80
Nơi Sinh Ra Của Ngài 80
Thân Phụ Của Khyentse Chökyi Lodrö 82
Thân Mẫu Của Khyentse Chökyi Lodrö 84
Điệt Tử (Cháu Trai) Và Thư Ký Của Khyentse Chökyi Lodrö 85
2. Tu Viện Katok 87
Thời Niên Thiếu Của Chökyi Lodrö 90
Linh Kiến Về Kiếp Trước 90
Trí Nhớ Siêu Việt 91
Chuyện Bình Thủy Ngân 91
Sự Tích Những Giấc Mộng 92
3. Dzongsar Tự Viện 95
Tulku Lodrö Được Trao Cho Dzongsar 95
Chiếc Giường Của Kyabje Jamyang Khyentse Wangpo 98
Tranh Chấp Về Danh Vị Khyentse Tulku 100
Bối Cảnh 100
Jagö Tobden Xuất Hiện 103
4. Nhiếp Chính Tại Tu Viện Katok 113
Việc Trục Xuất Nữ Nhân Khỏi Tự Viện Katok 114
Sự Kiêng Dè Của Katok Đối Với Khyentse Chökyi Lodrö 116
Chư Đóng Góp Của Khyentse Chökyi Lodrö Cho Tự Viện Katok 117
Giũa Hai Chốn Katok Và Dzongsar 118
Một Vị Katok Khenpo 120
Katok Öntrul 123
Lần Cuối Chökyi Lodrö Đến Thăm Katok 124
5. Sự Thành Lập Khamje Shedra 127
Adzom Drukpa 128
Dodrupchen Thứ Ba, Jigme Tenpe Nyima 129
Tấn Phong Viện Chủ Cho Khamje Shedra 131
Quản Lý Tài Vật 133
Dây Dắt Mũi 135
6. Những Năm Tháng Ban Đầu Ở Khyentse Labrang 139
Những Nghi Lễ Thường Xuyên Cử Hành Tại Labrang 141
Các Thị Giả Của Khyentse Chökyi Lodrö 145
Solpön Jamtra 145
Giải Thoát Của Jamtra 148
Chokden 149
Tashi Namgyal 150
Drumo Wangchen 151
Drungyig Tsering 152
Tsering Tashi: Thư Ký Của Jamyang Khyentse Wangpo 156
Jampal 158
Các Sứ Giả Của Labrang 163
Dược Phẩm 163
Đai Đỏ Của Situ Rinpoche 165
Kẻ Đùa Hài Hước 165
7. Mùa Hạ Cắm Trại 169
Chuyện Con Chồn Teeley 170
Báo “Oán” 171
Vũ Điệu 174
Bình Giữ Nhiệt 175
Vụ Án Mạng Ở Karmo Tak Tsang 177
8. Nhiếp Phục Chư Linh 182
Cái Chết Của Con Ngựa Đen 182
Mâu Thuẫn Do Gyalpo Gieo Rắc 184
Một Lời Thỉnh Cầu Từ Yidlhung Lhari Ga 188
9. Chư Tôn Sư Và Các Khenpo 195
Zimwog Tulku 196
Palpung Situ Đời Thứ Mười Một, Tôn Danh Pema Wangchok Gyalpo 196
Bệnh Cuối Đời Của Ngài Palpung Situ 199
Viên Tịch Của Palpung Situ 203
Sangye Nyenpa Rinpoche Đời Thứ Chín 207
Khamtrul Rinpoche Đời Thứ Tám 208
Tertön Sogyal 215
Drikung Tertön Ösel Dorje 218
Pönlop Loter Wangpo 223
Học Trò Của Bön-Lop Loter Wangpo 227
Viên Tịch Của Karse Kongtrul 227
Dezhung Tulku Ajam 231
Chatral Sangye Dorje 232
Tertön Tsewang Drakpa Và Shardzapa Tashi Gyaltsen 233
Lithang Shokdruk Kyabgön 234
Gatön Ngawang Lekpa 235
Khenpo Ngakchung 238
Khenpo Nüden 240
Kỳ Ẩn Cư Của Khenpo Nüden 241
Khenpo Kunpal 243
Cuộc Tranh Luận Giữa Khangmar Rinchen Và Khenpo Appey 243
Sakya Gongma Thuộc Phuntsok Phodrang 245
Lần Đầu Ngài Sakya Gongma Đến Dzongsar 245
Sinh Nhật Trưởng Tử Của Ngài Sakya Gongma 251
Vũ Điệu Của Ngài Sakya Gongma 253
Các Pháp Quán Đỉnh Ngài Rinpoche Ban Cho Sakya Gongma 254
Quán Đỉnh Đại Tỳ Sa Môn Thiên Vương (Great Yellow Vaishravana) 256
Kết Thúc Lần Thứ Hai Ngài Sakya Gongma Lưu Lại Dzongsar 256
10. Truyện Tự Dzongsar 259
Những Chuyện Kể Từ Khenpo Kunga Wangchuk 259
Hai Vạc Đồng 260
Khi Ngài Khenpo Thụ Nhận Tập Hội Các Sá Đa Na 260
Đại Tượng Di Lặc Tại Khamje Shedra 263
Tashi Thongmon 267
Ngựa Và Việc Lao Dịch Cưỡng Bức 268
Năm Tượng “Lhachen” Ở Dzongsar Bị Ngã 269
Pháp Sự An Vị Tại Dzing Namgyal Gönkhang 269
Dây Chỉ Hộ Mệnh Của Tashi Tsering 270
11. Truyện Tích Từ Khyentse Labrang 275
Chén Sứ Của Rinpoche 275
Một Cuộc Khẩu Chiến Giữa Chakdzö Và Tsejor 277
Chuyện Làm Cháy Thịt Và Sữa Ở Trong Labrang 280
Rinpoche Trông Thấy Düsolma 280
Kiếm Và Súng 281
Kiếm Throthung 281
Khẩu Súng Mông Cổ Ở Tu Viện Palpung 281
Truyện Kể Của Vị Neten Chokling Đời Thứ Ba 282
Tuệ Nhãn Của Khyentse Chökyi Lodrö 282
Kẻ “Đào Mả” 282
Khải Thị Bảo Vật 286
Rút Máu Độc 288
Bình Chiêu Tài 289
Chiếc Bát Sọ Sôi Sùng Sục 289
12. Về Các Minh Phu Và Minh Phi 293
Bệnh Của Chökyi Lodrö 293
Mái Tóc Của Mật-Đăng-Phi 294
Khyentse Chökyi Lodrö Và Gia Tộc Lakar 295
Khandro Tsering Chödrön 296
Khyentse Chökyi Lodrö Lựa Chọn Tsering Chödrön 300
Những Phản Ứng Đối Với Việc Rinpoche Nhận Phối Ngẫu Thiêng Liêng 303
Lễ Dâng Của Tự Viện Katok 305
Thêm Phản Ứng Về Việc Rinpoche Nạp Minh Phi 305
Khenpo Jorden 305
Khenpo Nüden 307
Một Phối Ngẫu Khác? 308
Rinpoche Và Khandro 311
13. Thánh Địa Mật Khở 315
Mở Cửa Thánh Địa Tso Ziltrom 315
Khai Mở Thánh Địa Và Những Hóa Hiện Khác 318
Khai Mở Thánh Tích Gyagen Khyungtak 319
Dấu Chân Của Dilgo Khyentse Rinpoche 322
14. Đức Vua Ở Xứ Yönru 325
15. Cuộc Hành Hương Từ Derge Đến Sikkim 333
Khởi Hành Từ Dzongsar 333
Từ Dzongsar Đến Sikkim 335
Dâng Một Con Dzo Cho Rinpoche 337
Nangchen Gak 338
Tu Viện Neten 340
Chén Trà Bạch Long 343
Hóa Giải Huyễn Thuật 343
Yang-Gön Phakchok 346
Drak Yerpa 348
Lhasa 349
Chiếc Tù Và Xoáy Phải 350
Một Phen Hiểu Lầm Nhân Dạng 353
Kalon Tripa Samdhong Rinpoche 355
Trulshik Ngawang Chökyi Lodrö 356
Tôn Tượng Đức Liên Hoa Sinh Ở Lhasa 359
Durtö Lhamo 361
Sangphu 364
Tu Viện Mindrolling 365
Tu Viện Dorje Drak 367
Tu Viện Tsurphu 369
Chuyển Hướng Gia Trì Đúng Mực 370
Thọ Nhận Quán Đảnh Từ Một Phụ Nữ 371
Drongsar Draknam Và Tulku Urgyen 373
Drakmar Drinzang 375
Yarlung Zorthang 376
Xá Lợi Của Yarje Orgyen Lingpa 376
Namkhai Nyingpo 379
Xá Lợi Của Sangye Lingpa 379
Nyenchen Thanglha 381
Tự Viện Sakya 383
Cúng Dường Đèn Bơ 385
Dược Hoàn Gyado Và Tôn Tượng 386
Tóc Của Ngoại Đạo 386
Nyakrong Và Sernya 387
Đồ Cúng Dường Dâng Ngài Rinpoche 389
Lhodrak Kharchu 389
Xá Lợi Sọ Của Longchenpa 390
Tsang 390
Benpa Chakdor 391
16. Dzongsar Sau Khi Khyentse Chökyi Lodrö Rời Sang Ấn Độ 395
Cuộc Hành Hình 395
Chuyện Của “Sakya Lama” 397
17. Sikkim 401
Ghi Lại Âm Thanh Của Rinpoche 401
Những Thời Kỳ Ẩn Tu Của Rinpoche Và Các Trứ Tác Của Ngài 402
Tashi Namgyal Hồi Quy Kham 403
Phá Hủy Khamje Shedra 406
Dự Ngôn 406
Một Phụ Nữ Già Gốc Mon 407
Cơn Nóng Giận 408
Dây Hạt Dzi Của Gia Tộc Lakar 409
Đại Pháp Hội Drupchen Và Mendrup 410
Pháp Thành Tựu Trường Thọ Của Hàng Minh Phi 410
Đại Pháp Hội Cuối Cùng 412
Ngài Rinpoche Ngã 413
Jagö Namgyal Dorje 413
Phục Hưng Phật Pháp 414
Lời Tiên Tri Về Nơi Hỏa Táng Thân Xác 415
18. Chiêm Bái Thánh Địa Ấn Độ 417
Thiết Lễ Tiệc Cúng Dường (Ganachakra) Ở Ga Tàu Siliguri 417
Bồ Đề Đạo Tràng 420
Nhiễu Tháp Trên Lưng Voi 421
Nhiễu Tháp Bằng Lễ Lạy Năm Thể 422
Cắt Tóc Móng Rải Ở Thánh Địa 423
Vài Lời Chuyện Với Namgyal Dorje 424
Sankasya 426
Nghi Quỹ Hàng Phục 426
Rinpoche Linh Kiến Shavaripa 427
Kangra 428
19. Những Tháng Cuối Ở Sikkim 431
Những Cuộc Đàm Thoại Cuối Với Dilgo Khyentse 431
Nhập Niết-Bàn Của Khyentse Chökyi Lodrö 433
Tâm Tình Của Khandro Trước Sự Viên Tịch Của Chökyi Lodrö 435
20. Dilgo Khyentse Rinpoche 439
Lễ Tôn Phong 439
Những Trò Vui Chơi 441
Con Dao Cùn Của Chökyi Lodrö Và Shechen Rabjam 442
Dilgo Khyentse Và Chiếc Khăn Đen 443
Nak Ralma 444
Dilgo Khyentse Và Các Vị Khenpo 445
Khenpo Rinchen 446
Hành Trình Của Dilgo Khyentse Đến Sikkim 447
Khải Ngộ Của Dilgo Khyentse Tại Tashiding 449

Trích nội dung sách:

Trong đại tiểu sử của Dilgo Khyentse Rinpoche về bậc Thầy của Ngài, Jamyang Khyentse Chokyi Lodro (1893-1959), có một sự kiện đặc biệt thâm thúy.
Vào năm thứ mười lăm của Ngài, tại Tu viện Dzongsar—nơi an trú của hóa thân trước đó, Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892)—Jamyang Khyentse Chokyi Lodro đến nơi ở tương lai của mình, được biết đến với danh xưng “Vườn Bất Tử.” Nơi này không lớn nhưng mang một sự linh thiêng đặc biệt, bởi chính tại đây, Khyentse Wangpo đã trải qua những năm tháng cuối đời, nhập định, thuyết pháp và truyền quán đỉnh. Khi vị thiếu niên nhập thất quan sát căn phòng, bậc thầy của Ngài, Katok Situ (1880-1925), ra dấu về phía bảo tọa của Khyentse Wangpo rồi trỏ vào một tấm đệm được đặt cạnh đó. “Con chưa thể ngồi vào bảo tọa của Đại Sư Khyentse Wangpo ngay lúc này,” Situ bảo, “Làm vậy chẳng khác nào một con chó ngủ trên giường của con người.”

Chiếc bảo tọa ấy tuy giản dị và khiêm cung, nhưng thực chất là pháp tòa—biểu trưng cho sự hiện diện bất diệt và uy quyền của Khyentse Wangpo. Được công nhận là hóa thân của Ngài không đồng nghĩa với việc tự nhiên có quyền ngồi vào chốn tôn quý này. Chokyi Lodro phải minh chứng giá trị của mình, phải xứng đáng với không gian thiêng liêng ấy. Và Ngài đã làm được điều đó—một cách nhanh chóng, vang dội—nhưng ta không nên vì thành công ấy mà quên đi thử thách to lớn ngài đã phải đối mặt khi khởi đầu.
Jamyang Khyentse Wangpo là một bậc đạo sư với tầm nhìn rộng lớn, đã hướng dẫn và truyền cảm hứng cho cả một thế hệ đệ tử lỗi lạc. Cùng với Jamgön Kongtrul Lodro Taye (1813-1899) và các cộng sự thân tín, Ngài đã chuyển hóa đời sống tâm linh ở vùng Kham, miền đông Tây Tạng, khởi xướng phong trào không tông phái (Rime), điều mà Gene Smith xem là “đóa hoa rực rỡ nhất” của sự phục hưng thế kỷ XIX. Được công nhận như một hóa thân bậc trung của phái Sakya—một trong những hóa thân đầu tiên của tông phái này, bởi hệ thống Tulku chỉ được Sakya chấp nhận khá muộn—Khyentse Wangpo đã học với khoảng 150 vị thầy thuộc mọi truyền thống. Khi còn trẻ, Ngài du hành khắp Tây Tạng, tìm cầu và thọ nhận vô số giáo pháp quý hiếm, có nguy cơ thất truyền. Sau đó, Ngài đã sắp xếp, giám sát việc biên soạn kinh điển, giúp bảo toàn chúng. Là một tác giả bậc thầy, ngày nay Ngài được biết đến qua những bài nguyện khải tâm, nghi quỹ, sớ giải uyên bác, và các thư tịch rộng lớn về lịch sử tôn giáo Tây Tạng, các thánh tích, cũng như những cơ sở tu viện. Những khải thị kho tàng (terma) của Ngài—bao gồm những terma đồng khám phá với các đạo sư khác, đặc biệt là Chokgyur Dechen Lingpa (1829-1870)—đã trở thành nền tảng cho nhiều pháp tu phổ biến, đồng thời đưa Ngài vào hàng ngũ năm đại đạo sư khai mật của Tây Tạng.

Cuối đời, Khyentse Wangpo đã có hàng trăm đệ tử xuất sắc thuộc tất cả truyền thống. Và sau khi Ngài viên tịch, không dưới bảy vị hóa thân được nhận diện—một minh chứng rõ ràng về tầm ảnh hưởng tức thì của Ngài. Việc có nhiều hóa thân đến vậy phần nào là do các đại đệ tử của Ngài, mỗi người đã nhận diện một tulku riêng. Đứa trẻ được chọn để an trụ tại Dzongsar, nơi chính yếu của Khyentse Wangpo, đương nhiên được xem trọng đặc biệt. Tuy nhiên, tình thế trở nên phức tạp khi vào năm 1908 (hoặc 1909 theo một số nguồn), hóa thân Dzongsar nguyên thủy, Jamyang Chokyi Wangpo, đột ngột viên tịch khi viếng thăm Tu viện Dzogchen.
Chính biến cố bi thương này đã đưa Khyentse Chokyi Lodro, người trước đó được nhận diện là hóa thân tại tu viện Nyingma của Katok, đến Dzongsar. Với một số người, quyết định này gây tranh cãi, và được biết Katok Situ đã do dự trước khi bị thuyết phục bởi Kalzang Dorje, thân thích của Ngài và từng là thủ quỹ của Khyentse Wangpo. Đang lâm bệnh nặng và sắp từ trần, Kalzang Dorje viết thư cho Katok Situ, bày tỏ lo ngại rằng khi tulku của họ đã đi mất, và bản thân ông cũng cận kề cái chết, sự hiện diện của Khyentse Wangpo tại Dzongsar sẽ dần phai nhạt. Nhắc đến thệ nguyện (samaya) chung với vị thầy đã khuất, ông đã đặt Katok Situ vào tình thế không thể chối từ. Và thế là Khyentse Chokyi Lodro phải đối diện với thử thách kép: vừa khẳng định mình là người kế thừa xứng đáng, vừa làm vậy với vị thế của một kẻ ngoại lai.
Nhưng Ngài đã thực sự chứng tỏ bản thân—một cách đáng kinh ngạc và nhanh chóng. Sự đào luyện mà tất cả hóa thân Khyentse nhận được vốn đã nghiêm mật—bởi đó là điều tất yếu—nhưng riêng Khyentse Chokyi Lodro lại có một quá trình tu học đặc biệt hiệu quả. Tiểu sử của Ngài ghi lại sự trưởng thành phi thường ấy, đặc biệt nhấn mạnh sự tận tâm, tinh tấn, và lòng khiêm cung mà Ngài thể hiện khi phụng dưỡng, rồi sau đó chăm sóc ân sư già của mình, Khenchen Thubten Rigdzin Gyatso. Hầu như ngay khi đặt chân đến Dzongsar, Ngài đã sẵn sàng đảm nhận vai trò của mình, và chẳng bao lâu sau, Ngài thực sự thay thế hóa thân tiền nhiệm.
Một trong những chủ đề chính của namtar (tiểu sử tâm linh) về Khyentse Chokyi Lodro—một thuật ngữ truyền thống chỉ tiểu sử của các bậc đạo sư hoặc vị đã giác ngộ, nhấn mạnh phẩm tính và con đường giải thoát của họ—là cách Ngài tiếp nối và phát huy tâm nguyện, lý tưởng của Khyentse Wangpo. Dilgo Khyentse thuật lại rằng, giống như bậc tiền bối, Khyentse Chokyi Lodro cũng tìm cầu giáo pháp từ chư đạo sư thuộc mọi truyền thừa. Những danh mục giáo pháp Ngài đã lãnh thọ (và sau này truyền dạy) dài đến kinh ngạc, minh chứng cho sự trân quý không bờ bến và nhiệt tâm vô hạn mà Ngài dành cho mọi phương diện của Pháp. (Danh mục này cũng nhắc nhở chúng ta về bản chất chân thực của việc trở thành một bậc thầy ở Tây Tạng—điều càng đáng suy ngẫm hơn trong thời đại mà một người chỉ cần lập trang web và có chút tài quảng bá là đã tự xưng là đạo sư.) Trong những ghi chép về các linh kiến của Khyentse Chokyi Lodro, cũng như nơi Khyentse Wangpo, ta thấy xuất hiện các bậc thầy và bản tôn từ mọi truyền thống Ấn Độ và Tây Tạng. Ngay cả danh sách đệ tử của Ngài cũng không chỉ minh chứng tầm ảnh hưởng lớn lao, mà còn cho thấy sự vượt thoát mọi biên giới tông phái, đến cả các bậc quân vương và thế tục.
Văn bản của Dilgo Khyentse có nhiều điểm tương đồng đáng kể với tiểu sử của Jamgön Kongtrul về Khyentse Wangpo, đặc biệt về mặt cấu trúc. Nó được chia thành hai phần lớn, trình bày cả những phương diện thông thường và phi thường của cuộc đời Khyentse Chokyi Lodro. Tiểu sử “thông thường” cũng được gọi là, trong khi phần “phi thường” bao gồm cả khía cạnh “nội” và “mật”. Sự phân chia ba tầng bậc này – thành ngoại, nội và mật – là một đặc điểm quen thuộc trong lối viết tiểu sử Tây Tạng. Tông Khách Ba đã giải thích như sau:
> Namthar ngoại bàn về [các hành động] được thực hiện trong sự nhận biết chung của những chúng sinh phàm tình cần được giáo hóa.
> Namthar nội liên quan đến những phương diện đặc thù trong kinh nghiệm tâm linh phi thường của bậc đạo sư.
> Còn namthar mật đề cập đến những khía cạnh thậm thâm tuyệt diệu, hoàn toàn vượt ngoài sự hiểu biết của người thường.
Trong bản văn của Dilgo Khyentse, phần ngoại – hay phần mang tính thông tục – chiếm dung lượng nhiều nhất. Phần này tiếp tục được phân chia thành bảy chủ điểm chính, lần lượt bao gồm: sự đản sinh và được công nhận là một tulku của Khyentse Chokyi Lodro; việc thọ nhận các giới nguyện và cam kết tu tập; quá trình học hỏi giáo pháp; thực hành thiền định; giảng dạy và trao truyền giáo lý; các công trình lợi tha; cuối cùng là viên tịch (parinirvana) và các pháp sự được cử hành liên quan đến sự viên tịch ấy. Dù có vẻ như trình tự này mang tính thời gian, song nó không tạo nên một kết cấu tường thuật tuyến tính. Đồng thời, mục đích của Dilgo Khyentse không phải là trình bày một tường thuật kịch tính hay toàn diện về các sự kiện – chẳng hạn, không có bất kỳ mô tả nào về hành trình gian khổ mà Khyentse Chokyi Lodro đã trải qua trên dãy Himalaya. Thay vào đó, ta nhận thấy một cuộc đời được kể lại trong một khuôn khổ rộng lớn hơn, để làm nổi bật cách mà ngài thể hiện một hình mẫu vượt thời gian về hành trạng của bậc đệ tử và bậc đạo sư, đồng thời vẫn hòa hợp một cách độc đáo với bối cảnh và hoàn cảnh cụ thể của ngài.
Phần nội của bản tiểu sử tập trung vào những trải nghiệm tâm linh và linh kiến của Khyentse Chokyi Lodro liên quan đến “tám cỗ xe đại hạnh của đạo truyền thừa thực hành” – một phân loại quan trọng đối với những bậc soạn giả thuộc phong trào Đại Giáo Viên Dung – Bất Bộ Phái (Rimed), được tiếp nhận từ Trengpo Terton Sherab Özer (1518-1584). Dựa trên khung phân loại này và các ghi chép của chính Khyentse Chokyi Lodro, Dilgo Khyentse phơi bày đời sống nội tâm phong phú của ngài, điều được ghi chép đầy đủ hơn trong tiểu sử mật do Khenpo Kunga Wangchuk (1921-2008) biên soạn. Tuy nhiên, chỉ cần một vài minh chứng mà Dilgo Khyentse cung cấp cũng đủ để cho thấy cách mà các sự kiện và hoàn cảnh – thậm chí chỉ đơn giản là đọc một bộ luận của một tác giả cụ thể – có thể dẫn đến một linh kiến siêu việt. Chẳng hạn, trong một chuyến vãn cảnh bình minh từ những ngọn đồi bên trên Darjeeling, Khyentse Chokyi Lodro liên tưởng đến Ngũ Đài Sơn, thánh địa của đại thành tựu giả Đại Viên Mãn Vimalamitra (Vô Cấu Hữu), cũng tọa lạc nơi phương đông. Ngập tràn lòng sùng kính, ngài đã diện kiến đại sư một cách trực tiếp: ngài xuất hiện rực rỡ trong ánh dương quang và phi hành về phía ngài trên những tia sáng mặt trời.
Trong phần mật của tiểu sử, Dilgo Khyentse nhấn mạnh vào sự tiếp nhận hành xứ Kim Cương thừa được gọi là “hoạt động phát huy tri kiến” của Khyentse Chokyi Lodro và quyết định của ngài – như một phần của pháp hành này – trong việc kết hợp với một phối ngẫu tâm linh. Dù chư đạo sư có gia thất không phải là điều hiếm hoi tại Tây Tạng, đặc biệt trong truyền thống Nyingma, nhưng việc Khyentse Chokyi Lodro là một bậc thành tựu giả của tất cả các dòng truyền thừa cũng như là hóa thân thù thắng của Khyentse Wangpo – bậc đại sư đã trọn đời giữ phạm hạnh – khiến quyết định này không thể tránh khỏi sự dị nghị. Để hóa giải mọi hoài nghi nơi chư môn đồ, ngài đã viết một bức thư, được Dilgo Khyentse trích dẫn đầy đủ trong bản tiểu sử. Tuy nhiên, dường như sau đó vẫn còn một số ý kiến bất đồng – như Orgyen Tobgyal Rinpoche đã chỉ ra. Song đa phần môn đồ của Khyentse Chokyi Lodro lại hoan nghênh sự kiện này, kỳ vọng rằng điều đó sẽ giúp cải thiện sức khỏe ngài và kéo dài thọ mạng. Theo thời gian, phu nhân của ngài, Tsering Chodron, không những được chấp nhận mà còn được tôn kính rộng rãi như một vị dakini – hiện thân nữ tính của trí tuệ và năng lượng giác ngộ.
Trong suốt bản tiểu sử, Dilgo Khyentse trích dẫn nhiều lời lẽ của chính Khyentse Chokyi Lodro, dựa trên nhật ký, tự truyện ngắn và các tư liệu khác của ngài. Người đọc sẽ tìm thấy nhiều tri kiến uyên áo tại đây, khi Dilgo Khyentse thuật lại những sở thích, mối bận tâm và sinh hoạt thường nhật của Khyentse Chokyi Lodro, cũng như những điều mà ngài không tán thành. Đôi khi, Dilgo Khyentse còn trực tiếp bày tỏ quan điểm của mình, hướng đến độc giả nhằm nhấn mạnh những điều ngài cho là trọng yếu. Một chủ đề xuất hiện lặp đi lặp lại, và có lẽ không mấy ngạc nhiên, chính là tinh thần không bè phái.
Dilgo Khyentse khẳng định rằng phong trào Đại Giáo Viên Dung không hề kết thúc cùng với sự viên tịch của những bậc tổ khai sáng vào cuối thế kỷ XIX, mà vẫn tiếp tục qua hoạt động của Khyentse Chokyi Lodro và chư vị khác. Ngay từ chương đầu tiên của bản tiểu sử, sau khi liệt kê các tiền thân của Khyentse Chokyi Lodro, ngài cũng tóm lược hành trạng của Tông Khách Ba, Chokgyur Dechen Lingpa, Ju Mipham (1846-1912) và các bậc danh tăng khác, như thể để mở đường cho những gì tiếp nối. Dẫu vậy, bản chất và hoạt động của phong trào không bè phái cũng biến chuyển qua từng thế hệ. Nếu những vị khai sáng là những bậc đại biên tập, tạo nên các bộ tuyển tập vĩ đại nhằm phục hưng Phật giáo, thì các thế hệ hậu duệ lại gánh vác trọng trách truyền bá những tinh túy ấy. Đồng thời, nhiều vị thuộc thế hệ tiếp theo còn nỗ lực phát triển và cải thiện nền giáo dục tự viện. Trong số nhiều công trình mà Khyentse Chokyi Lodro khởi xướng, có lẽ việc thành lập học viện Phật giáo (shedra) tại Dzongsar là một trong những thành tựu có ảnh hưởng sâu rộng nhất. Khamje Shedra, như danh xưng của nó, được hoàn thành vào năm 1918 và nhanh chóng góp phần vào sự mở rộng rực rỡ của nền giáo dục tu viện khắp Đông Tây Tạng.
Vài thập kỷ đầu thế kỷ XX đã chứng kiến sự phát triển phi thường của học viện này ở các tu viện thuộc các tông phái Nyingma, Sakya và Kagyu. Một nhân vật có vai trò trọng yếu trong sự hưng thịnh ấy chính là Shenpen Nangwa, hay còn được biết đến với danh hiệu Khenpo Shenga (1871-1927), người sáng lập nhiều học viện shedra và được bổ nhiệm làm vị giáo thọ đầu tiên tại Khamje. Với trí tuệ uyên thâm và tầm ảnh hưởng to lớn, ngài đã kiến lập một giáo trình không bè phái, lấy “mười ba bộ luận căn bản” làm cốt lõi, cùng các chú giải của chính ngài. Trải qua thời gian, chư vị học giả xuất thân từ Khamje đã trở thành những bậc giáo thọ lỗi lạc, nhiều vị trong số đó còn sáng lập học viện của riêng mình.
Trong khi Thượng sư Shenga đã góp phần hướng sự quan tâm của giới học giả đến các tác giả Ấn Độ và những bộ luận quan trọng, các học viện mới cũng dành sự chú ý sâu sắc đến các trước tác của chư triết gia Tây Tạng. Chẳng hạn, tại các trung tâm Nyingma, những luận giải của Jamgön Mipham ngày càng được y cứ làm căn bản, nhiều bộ trong số đó nguyên là do Ngài sáng tác theo thỉnh cầu của Khyentse Wangpo. Đối với các truyền thống Sakya như Dzongsar, những luận giải có thẩm quyền tối thượng là của Gorampa Sonam Senge (1429-1489), vị mà trước tác đã bị cấm tại Tây Tạng qua nhiều thế kỷ. Chính Jamyang Gyaltsen (1870-1940), một trong những đệ tử xuất sắc nhất của Thượng sư Shenga, đã nỗ lực sưu tập và ấn hành lại các tác phẩm này, xem đó là yếu tố cốt lõi để phục hưng truyền thống Sakya.
Sự phát triển mạnh mẽ này nhanh chóng gây nên mối lo ngại trong một số giới thuộc tông phái Gelug, vốn xem mình là thành trì của chính thống học thuật tại Tây Tạng. Trong số những bậc phê bình lên tiếng mạnh mẽ nhất có Pabongkapa Dechen Nyingpo (1878-1941), vị thầy đầy uy lực, đã phản đối việc ấn hành lại các bộ luận của Gorampa vì những tác phẩm này bác bỏ quan điểm của Tông Khách Ba Lobsang Drakpa (1357-1419), vị tổ sáng lập Gelug. Pabongkapa thậm chí còn phủ nhận hoàn toàn lý tưởng Rime và khuyến cáo đông đảo môn đồ của mình không nên theo học các bậc thầy ngoài truyền thống của họ. Chủ trương bảo thủ kiên định như thế rõ ràng là một mối đe dọa đối với sự hòa hợp giữa các tông phái, nhưng đó không phải là mối nguy duy nhất. Ngay cả sự tự tin trí thức mới mẻ mà các học viện mang lại cũng có thể làm bùng lên những hiềm khích cũ và gây ra sự phân tranh—và trong một số trường hợp, điều đó thực sự đã xảy ra. Phong trào Rime xưa nay luôn mưu cầu một sự cân bằng tinh tế: vừa bảo tồn và nuôi dưỡng từng truyền thống riêng biệt, vừa cổ vũ sự tôn trọng dành cho tất cả. Và thời kỳ này trong lịch sử Tây Tạng cho thấy lý tưởng ấy mong manh nhường nào.
Khyentse Chökyi Lodrö xem việc thành lập Khamje là một trong những thành tựu vĩ đại của Ngài và tương truyền rằng Ngài đặc biệt hoan hỷ khi có thể thỉnh Khenpo Shenga làm vị giáo thọ đầu tiên của học viện này. Ngài cũng ủng hộ việc ấn hành và phổ biến rộng rãi các trước tác của Gorampa, đồng thời phái chư học nhân tốt nghiệp từ Khamje đi hoằng dương giáo pháp với tư cách là những khenpo tại các học viện khác trong khắp khu vực. Khi một gian điện mới được kiến lập gần nơi cư trú của Ngài ở Dzongsar, Khyentse Chökyi Lodrö đã chỉ định rằng nơi ấy phải bao gồm các tôn tượng của Mipham, Gorampa và Tông Khách Ba. Trong những tác phẩm của Ngài, cũng thấy xuất hiện những bài tụng ca kỳ diệu tán dương chư đại học giả của mọi truyền thống. Qua cả hành động lẫn văn chương, Khyentse Chökyi Lodrö luôn giữ vững thái độ siêu việt khỏi mọi thiên kiến tông phái. “Tinh thần Rime,” như Dilgo Khyentse đã nói, “thấm nhuần toàn bộ cái nhìn của Ngài.”
Song, điều đó không có nghĩa là Ngài hồn nhiên mà không hay biết về những căng thẳng tông phái. Thực vậy, dù cho Khyentse Chökyi Lodrö xem sự dai dẳng của những tranh chấp này như một đặc điểm của “thời mạt pháp” hiện tại, chúng vẫn khiến Ngài ưu phiền sâu sắc. Đặc biệt vào năm 1955, trước một nhóm môn đồ nhỏ, Ngài bày tỏ nỗi “tuyệt vọng” trước tình trạng của Phật pháp nơi Tây Tạng. Ngài than thở về bản chất mê hoặc của một số thầy thời ấy: “Ngay cả những người tự cho là học giả,” Ngài nói, “cũng phỉ báng giáo pháp của đức Phật và sử dụng sức mạnh của luận lý cùng những trích dẫn từ kinh điển để củng cố thành kiến của chính họ đối với các truyền thống khác.” Dilgo Khyentse thuật lại bài pháp này trước khi mô tả về chuyến du hành của Khyentse Chökyi Lodrö rời khỏi Dzongsar, cuộc hành hương đưa Ngài đến miền đất lưu vong. Hàm ý là nỗi thất vọng ấy đã góp phần vào quyết định ra đi của Ngài. Đến lúc này, như Dilgo Khyentse cho biết, Khyentse Chökyi Lodrö đã hoàn thành tất cả những gì có thể và đã tiên tri về những biến cố giông bão sắp xảy đến.
Tiểu sử của Khyentse Chökyi Lodrö đã được hoàn tất vào đầu thập niên 1960—chẳng bao lâu sau khi Ngài viên tịch tại Sikkim năm 1959, trong một thời kỳ đầy biến động và bất định đối với phần lớn người Tây Tạng. Đối với nhiều độc giả đầu tiên của cuốn sách này, những người đang gắng thích ứng với cuộc sống mới nơi lưu vong, thì đây hẳn là một nguồn an ủi, một nhắc nhở đầy cảm hứng về bậc thầy tôn kính và những phẩm tính siêu việt của Ngài. Nhưng một bản namtar không chỉ đơn thuần là sự ghi chép trung thực về cuộc đời một cá nhân—dù có phi thường đến đâu—mà còn truyền tải một điều rộng lớn hơn, bởi lẽ nó phác họa một lộ trình giải thoát. Một cách hiển nhiên nhất, tác phẩm của Dilgo Khyentse khắc họa vai trò của một bậc thầy vĩ đại, trước tiên là một hành giả, rồi sau là một đạo sư, vượt khỏi mọi thiên kiến tông môn mà nhìn các truyền thống Phật giáo—và tất cả pháp hữu vi—bằng cái thấy thanh tịnh tột cùng. Đồng thời, một cách gián tiếp và tinh tế hơn, đây cũng là một cẩm nang cho bất cứ ai muốn noi theo tấm gương ấy.

Sự hiểu biết và lĩnh hội của chúng ta về tiểu sử cùng thông điệp cốt lõi của nó được tăng trưởng đáng kể nhờ những tư liệu lịch sử tuyệt vời do Orgyen Tobgyal Rinpoche biên soạn, dựa trên truyền thống khẩu truyền phong phú mà Ngài thừa hưởng. Với phong cách thẳng thắn, hài hước và sinh động, những câu chuyện lôi cuốn này giúp làm sống lại nhiều nhân vật ít được biết đến trong tiểu sử của Dilgo Khyentse và giúp lý giải những điều có thể còn uẩn khúc. Chúng ta, những độc giả, cảm kích sâu sắc nhất đến Ngài (và năng lực ôn nhớ phi thường của Ngài). Trên hết, chúng ta dâng trọn lòng tôn kính lên Dzongsar Khyentse Rinpoche, vị đã thỉnh cầu Orgyen Tobgyal Rinpoche chia sẻ tri kiến của mình và đã điều phối công tác to lớn nhằm tạo nên bộ sách kỳ diệu này. Nguyện rằng nhờ đây, nhiều người hơn nữa sẽ được truyền cảm hứng từ cuộc đời cao quý của Jamyang Khyentse Chökyi Lodrö—một bậc đạo sư phi tông phái chân thực, không chỉ giữ gìn mà còn trùng hưng danh tiếng của tôn vị tiền bối Jamyang Khyentse Wangpo, và nhờ đó, góp phần định hình nên diện mạo Phật giáo Tây Tạng như ta thấy ngày nay.

Thông tin về cuốn sách:
Tên sách Cuộc đời Kim Cương Thượng Sư Jamyang Khyentse Chökyi Lodrö (Tập 1)
Tác giả Dilgo Khyentse Rinpoche – Chuyển ngữ: Padma Lotsawa
Giá 270.000đ
Số trang 452
Nhà xuất bản Padma Publishing
Khổ 14,5 x 20 cm
Barcode ISBN 978-1611803778

 

Thông tin

Trọng lượng 0,2 kg
Kích thước 20 × 14,5 × 3 cm