Đại Luận Giải Về Mật Chú Bí Mật – Tập 3 – Tsongkhapa

Bộ sách “Đại Luận Giải Về Mật Chú Bí Mật” của Đại sư Tsongkhapa gồm ba tập, trình bày có hệ thống toàn bộ trọng yếu của Mật tông trong Phật giáo Tây Tạng. Tập 1 (“Mật Tông Tây Tạng”) phân tích sự khác biệt giữa Kinh thừa và Mật thừa, nêu bật tính vượt trội của Mật thừa nhờ pháp Bổn Tôn Du Già – nơi hành giả hợp nhất đại bi và trí tuệ tánh Không. Tập 2 (“Bổn Tôn Du-Già”) hướng dẫn chi tiết cách tu Bổn Tôn Du Già trong các bộ Hành, Hành Tác, Du Già, bao gồm tư thế, quán tưởng, kết ấn, trì tụng thần chú. Tập 3 (“Du-Già Mật”) đi sâu vào các thiền quán vi tế, nhấn mạnh phát triển chỉ tịnh và quán sát đặc biệt, hợp nhất hình tướng bổn tôn với tánh Không. Ba tập kết hợp nhuần nhuyễn lý thuyết và thực hành, giúp hành giả nắm vững lộ trình Mật tông để nhanh chóng tiến đến quả vị giác ngộ.

280.000 

Du-Già Mật

Giới thiệu – Đại Luận Giải Về Mật Chú Bí Mật:

Bộ sách “Đại Luận Giải Về Mật Chú Bí Mật” của Đại sư Tsongkhapa gồm ba tập, trình bày có hệ thống toàn bộ trọng yếu của Mật tông trong Phật giáo Tây Tạng. Tập 1 (“Mật Tông Tây Tạng”) phân tích sự khác biệt giữa Kinh thừa và Mật thừa, nêu bật tính vượt trội của Mật thừa nhờ pháp Bổn Tôn Du Già – nơi hành giả hợp nhất đại bi và trí tuệ tánh Không. Tập 2 (“Bổn Tôn Du-Già”) hướng dẫn chi tiết cách tu Bổn Tôn Du Già trong các bộ Hành, Hành Tác, Du Già, bao gồm tư thế, quán tưởng, kết ấn, trì tụng thần chú. Tập 3 (“Du-Già Mật”) đi sâu vào các thiền quán vi tế, nhấn mạnh phát triển chỉ tịnh và quán sát đặc biệt, hợp nhất hình tướng bổn tôn với tánh Không. Ba tập kết hợp nhuần nhuyễn lý thuyết và thực hành, giúp hành giả nắm vững lộ trình Mật tông để nhanh chóng tiến đến quả vị giác ngộ.

Giới thiệu – Du-Già Mật:

Tập 3 của bộ “Đại Luận Giải Về Mật Chú Bí Mật” do Đại sư Tsongkhapa trước tác tập trung vào Du-Già Mật, bộ Mật điển nhấn mạnh đặc biệt vào sự tu tập nội tại thay vì nghi thức bên ngoài. Nối tiếp các nội dung đã bàn trong tập 1 (Mật Tông Tây Tạng) và tập 2 (Bổn Tôn Du-Già), tập sách lần này tiếp tục triển khai sâu hơn về cách hành giả rèn luyện chỉ(śamatha) và quán(vipaśyanā), qua đó hợp nhất quán tưởng Bổn Tôn với trí tuệ chứng ngộ tánh Không.

Trước hết, sách làm rõ bối cảnh của Du-Già Mật. Khác với Hành Mật Thừa và Hành Tác Mật Thừa (nhấn mạnh các hoạt động tẩy tịnh, quán tưởng ngoại vi), Du-Già Mật điển hướng người tu vào chiều sâu của thiền định: từ chuẩn bị tư thế ngồi và điều chỉnh hơi thở, đến việc quán sát tỉ mỉ đối tượng thô (các tướng bổn tôn hiển lộ) rồi tiến dần sang đối tượng vi tế (tánh Không, dòng tâm thức liên tục). Qua đó, hành giả không chỉ duy trì “du-già có tướng” (hình ảnh, ấn tướng, chân ngôn) mà còn thăng hoa sang “du-già vô tướng” – nơi trí tuệ quán Không hiển bày.

Một nội dung cốt lõi khác là cách phân chia bốn phần chính của bộ Mật điển Tập Yếu (Tinh Yếu Luận), vốn là căn bản của Du-Già Mật. Mỗi phần tương ứng với một khía cạnh cần thanh tịnh (thân, tâm, ngữ, nghiệp), đồng thời liên hệ đến bốn dòng phái (Tỳ Lô Giá Na, A Súc Bệ, A Di Đà, Bảo Sanh) và bốn nhóm thiền quán đặc trưng. Nhờ vậy, hành giả khám phá cách chuyển hóa các thức ô nhiễm (chẳng hạn A-lại-da, Mạt-na, v.v.) thành trí tuệ vô nhiễm của bậc Phật, cũng như thống nhất thân-khẩu-ý- nghiệp với bốn thân Phật (Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân và Tự Tánh Thân).

Phần sách tiếp theo đi vào hướng dẫn thực hành: (1) chuẩn bị để trở thành “pháp khí xứng đáng” qua quán đỉnh, giữ giới và thiết lập động cơ Bồ-đề; (2) duy trì giới nguyện, sám hối lỗi lầm, tịnh hóa chướng ngại; (3) phát triển dần Du-Già Hữu Tướng (thiết lập đàn tràng, quán bổn tôn, bắt ấn tay, trì chân ngôn) và Du-Già Vô Tướng (chánh quán về tánh Không); (4) chứng đắc các thành tựu phàm tục (chữa bệnh, kéo dài thọ mạng) và thành tựu tối thượng (giác ngộ viên mãn). Tác phẩm cũng đề cập năm hiện giácbốn loại ấn (đại ấn, nguyện ấn, pháp ấn, nghiệp ấn) – những công cụ then chốt để hành giả nâng tầm thiền quán, củng cố định lực và đại bi tâm.

Tựu trung, tập 3 khẳng định tầm quan trọng của việc kết hợp “bổn tôn du-già” với sự quán chiếu thâm sâu về tánh Không, làm nền tảng cho quá trình chuyển hóa vi tế trong dòng tâm. So với hai tập đầu, tập này đào sâu khía cạnh nội chứng, cung cấp hệ thống lý thuyết và chỉ dẫn tu tập rõ ràng, giúp hành giả Du-Già Mật từng bước đưa quán tưởng bổn tôn và trí tuệ tánh Không vào một thực thể bất khả phân, hướng đến Phật quả vì lợi ích khắp muôn loài.

Tác giả:

Longchenpa (1308–1364), còn được biết đến với tên Longchen Rabjam, là một trong những học giả và thiền sư vĩ đại nhất của Phật giáo Tây Tạng, đặc biệt trong truyền thống Nyingma (Cổ Mật). Ngài nổi tiếng với việc hệ thống hóa và truyền bá giáo lý Dzogchen (Đại Viên Mãn), để lại một di sản văn học phong phú với hơn 270 tác phẩm.

Mục lục:

Phần I Những Đặc Điểm Của Du Già Mật. 31

Căn Bản. 33

Du Già Mật. 35

Mật Điển Căn Bản. 38

Du-Già Hữu Tướng. 50

Du Già Hữu Tướng Thô. 50

Đơn Du Già Dành Cho Học Trò. 51

Các Nghi Lễ Trong Đơn Du Già. 52

An-Ấn. 55

Đại Du Già Tự Hoàn Thiện Của Bậc Thầy. 60

Ba Định Tĩnh Quán. 62

Bảy Mươi Hai Định Tĩnh Quán. 63

Thiền Quán Trên Đối Tượng Vi Tế. 66

Quá Trình Đạt Được Định Chỉ Tĩnh Lặng. 67

Phát Triển Khả Năng Khéo Léo Trong Thiền Định Thuộc Du Già Mật 77

Du-Già Vô Tướng. 84

Quán Chiếu Tánh Không. 86

Tiến Bộ Trên Đạo Lộ. 90

Mục Đích Của Du Già Hữu Tướng Và Vô Tướng. 91

Thành Tựu. 96

Phần Ii Đại Luận Giải Về Mật Chú Bí Mật: Du-Già Mật. 100

Thành Tựu. 102

Cách Các Giai Đoạn Trên Đạo Lộ Được Giảng Dạy Trong Du Già Mật Thừa  102

[Các Phần Của Kinh Tập Yếu Nghĩa] 102

[Bốn Phần Kinh Vừa Dành Cho Những Người Khác Nhau, Vừa Dành Cho Cùng Một Người] 105

[Bảy Mươi Hai Loại Định] 106

[Bốn Phần, Dòng Truyền Thừa, Maṇḍala, Căn Cứ Cần Thanh Lọc, Phiền Não, Ấn, Và Quả Thanh Lọc] 107

[Mô Hình Của Du Già Bổn Tôn] 111

Quán Đảnh Và Giới Nguyện. 118

Các Giai Đoạn Thực Hành Nghĩa Lý Của Du Già Mật. 118

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Pháp Khí Xứng Đáng Để Tu Tập Con Đường?  119

Sau Khi Đã Trở Thành Pháp Khí, Làm Thế Nào Để Giữ Gìn Sự Thanh Tịnh Của Các Thệ Nguyện Và Giới Nguyện?. 120

Quán Tưởng Bổn Tôn. 126

Cách Thực Hành Tiệm Cận Trước Khi An Trụ Trong Giới Nguyện. 126

Du Già Bốn Thời Quán Tướng Thô Của Bổn Tôn. 127

Hành Trì Du Già Quán Tướng Thô Của Bổn Tôn Trong Bốn Thời 127

Du Già Bốn Thời Dành Cho Những Ai Chỉ Nhận Được Lễ Quán Đảnh Của Đệ Tử  127

Du Già Bốn Thời Dành Cho Người Đã Nhận Quán Đảnh Bậc Đạo Sư  133

Pháp Hành Cho Những Ai Không Thể Tu Tập Du Già Quán Bổn Tôn Trong Bốn Thời Khóa 136

Quán Sát Biểu Tượng Thủ Ấn. 142

Du Già Bốn Thời Quán Sát Vi Tế – Biểu Tượng Thủ Ấn. 142

Mục Đích Của Việc Thiền Quán Đối Với Một Đối Tượng Vi Tế. 143

Làm Cho Tâm Ổn Định Qua Việc Quán Sát Một Đối Tượng Vi Tế  143

Cách Khuếch Tán, Thu Nạp Và Các Giai Đoạn Tiếp Theo Khi Đạt Được Sự Ổn Định  148

Du Già Vô Tướng. 154

Cách Du Già Vô Tướng Được Giảng Trong Tổng Nhiếp Chư Phật Kinh 154

Cách Hành Trì Du Già Vô Tướng Trong Dòng Như Lai 157

Cách Hành Trì Du Già Vô Tướng Trong Dòng Kim Cang 159

Cách Hành Trì Du Già Vô Tướng Trong Dòng Bảo 160

Cách Hành Trì Du Già Vô Tướng Trong Dòng Liên Hoa 161

Diễn Giải Ngắn Gọn Về Cách Tu Tập Du Già Vô Tướng. 163

Thành Tựu. 174

Tsongkhapa. 174

Làm Thế Nào Để Đạt Thành Tựu Khi Tiệm Cận Đã Thuần Thục 174

Làm Thế Nào Để Đạt Thành Tựu Thông Qua Thiền Định. 174

Khai Mở Kho Báu 175

Không Chìm Trong Nước. 177

Đi Trong Hư Không. 177

Thành Tựu Trì Minh 178

Biến Hóa Thân Thể. 179

Làm Thế Nào Để Đạt Được Thành Tựu Thông Qua Trì Tụng. 180

Biến Hóa Thân Thể. 181

Ấn Khả. 181

Hộ Trì 182

Chuẩn Đoán Nhập Xác Bằng Triệu Thỉnh. 182

Tìm Đồ Thất Lạc Bằng Triệu Thỉnh. 183

Thị Hiện Thân Biến Hóa Bằng Triệu Thỉnh. 183

Điều Phục Tâm Người Khác. 183

Từ Ái Và Các Pháp Khác. 184

Thành Tựu Qua Pháp Hỏa Cúng Dường. 184

Phần Iii Bổ Sung. 192

Ngũ Hiện Giác. 194

Hệ Thống Của Shākyamitra Và Buddhaguhya. 195

Hệ Thống Của Ānandagarbha. 196

Năm Hiện Giác. 197

Tứ Ấn. 204

Ý Nghĩa Từ Nguyên Của “Ấn” 205

Phân Loại Các Ấn. 205

Chân Thể Ấn – Đối Tượng Được Tịnh Hóa. 205

Đạo Ấn– Phương Tiện Tịnh Hóa. 206

  1. Đại Ấn Của Thân. 207
  2. Samaya Ấn Của Tâm.. 207
  3. Pháp Ấn Của Ngữ. 208
  4. Nghiệp Ấn Của Hành. 208

Mục Đích Và Lợi Ích Của Việc An Ấn. 209

Cách Thức An Ấn. 209

Samaya Ấn. 209

Nhân Khởi Sinh Samaya Ấn. 209

Nghi Quỹ Thiết Lập Chính Thể Của Samaya Ấn. 210

Nhân Thành Tựu Samaya Ấn. 211

Nhân Làm Chủ Đối Với Điều Đã Thành Tựu. 211

Pháp Ấn. 211

Nhân Khởi Sinh Pháp Ấn. 211

Nghi Quỹ Thiết Lập Chính Thể Của Pháp Ấn Và Nhân Thành Tựu Pháp Ấn  212

Nhân Làm Chủ Đối Với Điều Đã Thành Tựu. 213

Nghiệp Ấn. 213

Nhân Khởi Sinh Nghiệp Ấn. 213

Nghi Quỹ Thiết Lập Chính Thể Của Nghiệp Ấn. 213

Nhân Thành Tựu Nghiệp Ấn. 214

Nhân Làm Chủ Đối Với Điều Đã Thành Tựu. 214

Đại Ấn. 214

Nhân Khởi Sinh Đại Ấn. 214

Nghi Quỹ Thiết Lập Chính Thể Của Đại Ấn. 214

Nhân Thành Tựu Đại Ấn. 215

Nhân Làm Chủ Đối Với Điều Đã Thành Tựu. 215

Phần Iv Đề Cương Thực Hành Các Bước Trên Đạo Lộ. 218

Thực Hành Du Già Mật Tông. 220

Du Già Hữu Tướng. 221

Du Già Quán Một Vị Tôn Trong Bốn Thời, Dành Cho Người Nhận Quán Đỉnh Cấp Học Trò  221

Samaya Ấn. 224

Pháp Ấn. 224

Nghiệp Ấn. 225

Đại Ấn. 225

Du Già Quán Trọn Một Mạn-Đà-La Chư Tôn Trong Bốn Thời, Dành Cho Người Nhận Quán Đỉnh Bậc Thượng Sư. 226

Đại Du Già Tự Viên Mãn. 227

Ba Loại Thiền Định. 228

Phương Thức Dành Cho Người Không Thể Tu Cả “Du Già Một Vị Tôn” Lẫn “Du Già Một Mạn-Đà-La Chư Tôn” 229

Du Già Quán Biểu Tượng Tay Vi Tế Trong Bốn Thời 230

Du Già Vô Tướng. 232

Phụ Lục Thành Tựu Phật Quả Thông Qua Năm Hiện Giác. 236

Danh Mục Các Chữ Viết Tắt. 244

Chú Thích. 248

Thư Mục Tài Liệu. 268

Index. 288

Trích nội dung sách:

THÀNH TỰU

TSONGKHAPA

Việc trình bày các giai đoạn trên đạo lộ trong Du Già Mật Thừa có hai phần: (1) Cách thức các giai đoạn này được giảng dạy trong các kinh mật thừa và (2) Các giai đoạn thực hành ý nghĩa của kinh mật thừa.

CÁCH CÁC GIAI ĐOẠN TRÊN ĐẠO LỘ ĐƯỢC GIẢNG DẠY TRONG DU GIÀ MẬT THỪA

[Các Phần của Kinh Tập Yếu Nghĩa]

Căn bản của tất cả các kinh Du Già Mật chính là Kinh Tập Yếu Nghĩa ². Phần mở đầu của kinh này giảng về Đức Tỳ Lô Giá Na (Vairochana), bậc viên mãn cả hai mục tiêu—tự lợi và lợi tha—nhằm khởi phát nơi người nghe tâm nguyện đạt đến trạng thái này. Từ đó trở đi, toàn bộ kinh mật thừa này chỉ ra phương pháp để chứng đắc được cảnh giới của Đức Tỳ Lô Giá Na khi tâm nguyện ấy đã được phát khởi.

Về điều này, các phương tiện chung *¹ để thành tựu cả thế gian và xuất thế gian thần thông được giảng dạy trong kinh căn bản. Hơn nữa, kinh này gồm bốn phần:

  1. Phần “Kim Cang Giới”
  2. Phần “Hàng Phục Tam Giới”
  3. Phần “Điều Phục Chúng Sinh”
  4. Phần “Thành Tựu Mục Đích”

Phần đầu tiên giảng dạy về dòng truyền thừa của Đức Tỳ Lô Giá Na, trong đó thuật ngữ Như Lai và dòng truyền thừa của Như Lai chính là một danh xưng khác của dòng Tỳ Lô Giá Na *².

Phần thứ hai giảng dạy về dòng truyền thừa của Đức A Súc Bệ (Akṣhobhya)—còn gọi là dòng kim cang.
Phần thứ ba giảng dạy về dòng truyền thừa của Đức A Di Đà (Amitābha)—còn gọi là dòng liên hoa.
Phần thứ tư giảng dạy về dòng truyền thừa của Đức Bảo Sinh (Ratnasambhava)—còn gọi là dòng bảo châu, dòng này có công năng đáp ứng mọi ước nguyện của chúng sinh.

Ngài Buddhaguhya giảng rằng, lý do kinh căn bản chỉ trình bày bốn dòng truyền thừa thay vì năm là bởi vì dòng bảo châu, xét từ phương diện chủ thể thực hiện nguyện vọng của chúng sinh, chính là dòng hành động, xét từ phương diện các hoạt động thực hiện điều đó. Vì vậy, hành động và chủ thể hành động đã được gộp chung thành một.

Kinh Tục Tập Yếu Nghĩa được thuyết giảng dành cho hàng căn cơ thù thắng nhất, những bậc ưa thích tu tập nội du già bằng thiền định và đạt được các thần thông xuất thế gian. Kinh này giảng về các đặc điểm của các đại thần thông, vốn là nhân tố đưa đến sự thành tựu Phật quả và Bồ Tát hạnh. Kinh cũng giảng các đạo lộ liên quan đến cả bốn phần của Kinh Tập Yếu Nghĩa, mở rộng và bổ sung những chỗ chưa đầy đủ.

Kinh Hậu Tục Tập Yếu Nghĩa ¹⁰ được thuyết giảng như một phương tiện dành cho những chúng sinh không thể lĩnh hội được các yếu chỉ, tức là những phương pháp đặc biệt để thành tựu đại thần thông, những người bị kinh hãi trước việc tu tập *³ thiền định nội quán về du già bổn tôn, và những người chấp trước vào các hoạt động bên ngoài ⁸ như trì tụng thần chú, cúng dường, v.v. Kinh này dạy về những đạo lộ liên quan đến việc thành tựu các thần thông thế gian ⁹, cũng như mở rộng và bổ sung các giáo pháp còn thiếu sót trong cả bốn phần của Kinh Tập Yếu Nghĩa.

Mặc dù kinh này được thuyết giảng cho những người sợ hãi việc tu tập du già bổn tôn, điều này không mâu thuẫn với quan điểm rằng Du Già Mật được giảng dạy dành cho những hành giả có khuynh hướng chủ yếu tu tập du già bổn tôn ¹¹. Bởi lẽ, không có gì mâu thuẫn khi các bậc căn cơ thù thắng thì chuyên tu du già bổn tôn, nhưng những hàng căn cơ thứ yếu (những người được kinh Hậu Tục Tập Yếu Nghĩa thuyết giảng cho) thì không *.

[Bốn Phần Kinh Vừa Dành Cho Những Người Khác Nhau, Vừa Dành Cho Cùng Một Người]

Câu hỏi: Đạo lộ của bốn phần kinh này được giảng cho những người có dòng tâm thức khác nhau, hay là bốn trạng thái khác nhau của cùng một người dần dần được dẫn dắt đến các cảnh giới cao hơn?

Trả lời: Về vấn đề này, trong Luận Giải Rộng về Kinh Thù Thắng Tối Thượng (Shrīparamādya Tantra) ¹², ngài Ᾱnandagarbha có giảng rằng:

  • Một người trì tụng danh hiệu của năm vị Như Lai có bản tánh thiện lành và có xu hướng tham đắm vào tham dục, sân hận, si mê và bỏn sẻn *⁵ ngang nhau.
  • Người trì tụng danh hiệu Như Lai—tức hành giả thuộc phần kinh thứ nhất—là người có nhiều tham ái.
  • Hành giả của phần kinh thứ hai là người có nhiều sân hận.
  • Hành giả của phần kinh thứ ba là người bị vô minh che lấp hoặc có tà kiến.
  • Hành giả của phần kinh thứ tư là người có tính bỏn sẻn.

Do đó, theo cách giải thích này, đạo lộ của bốn phần kinh là dành cho những người có dòng tâm thức khác nhau. Cách phân loại này tương tự như cách giải thích trong Tối Thượng Du Già Mật, trong đó người có nhiều tham ái dễ thành tựu hơn khi nương tựa vào Đức A Di Đà (Amitābha), người có nhiều sân hận có thể thành tựu dễ dàng hơn khi nương tựa vào Đức A Súc Bệ (Akṣhobhya), và tương tự như vậy *⁶.

Tuy nhiên, xét từ góc độ cảnh giới chứng đắc, chính bản luận này cũng có liên hệ bốn dòng truyền thừa—Như Lai, Kim Cang, Liên Hoa và Bảo Châu/Hành Động *⁷—với:

  • Bốn Thân Phật (Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân, và Tự Tánh Thân)
  • Bốn Trí Tuệ Tối Thượng (Trí Tuệ Đại Viên Cảnh, Trí Tuệ Bình Đẳng, Trí Tuệ Diệu Quán Sát, và Trí Tuệ Thành Sở Tác)
  • Tâm Bồ Đề
  • Bốn Ba La Mật (Bố Thí Ba La Mật, Trí Tuệ Ba La Mật, và Tinh Tấn Ba La Mật)

Xét theo cách này, tất cả bốn dòng truyền thừa và bốn đạo lộ đều cần thiết để đạt đến cảnh giới chứng đắc tối thượng của mỗi hành giả, vì tất cả hành giả đều phải chứng đắc Bốn Thân Phật, Tâm Bồ Đề và các Ba La Mật. Do đó, mỗi hành giả thuộc một trong bốn dòng truyền thừa rốt cuộc cũng phải tu tập cả bốn phần kinh ¹⁵.

[Bảy Mươi Hai Loại Định]

Đối với việc chứng đắc cảnh giới của Đức Tỳ Lô Giá Na, trong mỗi phần của Kinh Tập Yếu đều có giảng ba loại thiền định—Chuẩn Bị Sơ Khởi, Đại Mạn Đà La Tối Thượng, và Hành Động Tối Thượng ¹⁶—dành cho các hành giả thích con đường rộng lớn, trung bình và ngắn gọn.

  • Bốn nhóm gồm ba loại thiền định bậc trung (Chuẩn Bị Sơ Khởi, Đại Mạn Đà La Tối Thượng, và Hành Động Tối Thượng) là ba loại thiền định ¹⁷ được giảng tại Mạn Đà La Bốn Ấn *⁸ trong từng phần kinh ¹⁸.
  • Bốn nhóm gồm ba loại thiền định bậc ngắn là ba loại thiền định ¹⁹ được giảng tại Mạn Đà La Đơn Ấn *⁹ trong từng phần kinh.
  • Bốn nhóm gồm ba loại thiền định bậc rộng lớn, mỗi nhóm có ba thiền định—Chuẩn Bị Sơ Khởi, Đại Mạn Đà La Tối Thượng và Hành Động Tối Thượng—được giảng trong bốn phần riêng biệt, tại Đại Mạn Đà La, Mạn Đà La Chủng Trì, Mạn Đà La Giáo Pháp và Mạn Đà La Hành Động.

Như vậy, mỗi phần kinh đều giảng bốn phương pháp hoàn chỉnh để thực hành ba loại thiền định theo hình thức rộng lớn .

Thông tin về cuốn sách:
Tên sách Đại Luận Giải Về Mật Chú Bí Mật – Du Già Mật(Tập 3)
Tác giả Tsongkhapa – Chuyển ngữ: Padma Lotsawa
Giá 280.000đ
Số trang 317
Nhà xuất bản Padma Publishing
Khổ 14,5 x 20 cm
Barcode ISBN 978-1-61448-997-4

 

Thông tin

Trọng lượng 0,2 kg
Kích thước 20 × 14,5 × 3 cm