Giờ Ta Sắp Phôi Pha – Longchenpa
Tác phẩm này bao gồm những lời khuyên chân thành cuối cùng của Longchenpa dành cho các đệ tử trước khi ngài thị tịch, khuyến khích họ tích cực thực hành con đường giải thoát khi còn có thể.
Phần đầu tiên của sách là một biểu hiện của niềm vui tự nhiên, chảy ra từ sự giác ngộ sâu sắc của Longchenpa, được thể hiện qua những vần thơ trong sáng và đẹp đẽ. Phần thứ hai tập trung vào Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả, mô tả sức mạnh của chúng trong việc chuyển hóa tâm trí và trái tim, đồng thời cung cấp hướng dẫn ngắn gọn về cách phát triển những thái độ vô lượng này và tránh những cạm bẫy trong thực hành.
Phần thứ ba chứa đựng bình luận của chính Longchenpa về Tứ Vô Lượng Tâm, cho thấy cách thực hành chúng có thể mở ra cánh cửa đến một trạng thái tồn tại siêu việt, vượt ra ngoài ngôn từ và khái niệm, vượt qua mọi dấu vết của cái tôi và cái khác.
120.000 ₫
Giờ Ta Sắp Phôi Pha
Giới thiệu:
Tác phẩm này bao gồm những lời khuyên chân thành cuối cùng của Longchenpa dành cho các đệ tử trước khi ngài thị tịch, khuyến khích họ tích cực thực hành con đường giải thoát khi còn có thể.
Phần đầu tiên của sách là một biểu hiện của niềm vui tự nhiên, chảy ra từ sự giác ngộ sâu sắc của Longchenpa, được thể hiện qua những vần thơ trong sáng và đẹp đẽ. Phần thứ hai tập trung vào Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả, mô tả sức mạnh của chúng trong việc chuyển hóa tâm trí và trái tim, đồng thời cung cấp hướng dẫn ngắn gọn về cách phát triển những thái độ vô lượng này và tránh những cạm bẫy trong thực hành.
Phần thứ ba chứa đựng bình luận của chính Longchenpa về Tứ Vô Lượng Tâm, cho thấy cách thực hành chúng có thể mở ra cánh cửa đến một trạng thái tồn tại siêu việt, vượt ra ngoài ngôn từ và khái niệm, vượt qua mọi dấu vết của cái tôi và cái khác.
Tác giả:
Longchenpa (1308–1364), còn được biết đến với tên Longchen Rabjam, là một trong những học giả và thiền sư vĩ đại nhất của Phật giáo Tây Tạng, đặc biệt trong truyền thống Nyingma (Cổ Mật). Ngài nổi tiếng với việc hệ thống hóa và truyền bá giáo lý Dzogchen (Đại Viên Mãn), để lại một di sản văn học phong phú với hơn 270 tác phẩm.
Mục lục:
Lời Giới Thiệu. 29
Giờ Ta Sắp Phôi Pha. 33
Bốn Năng Lực Vô Lượng Của Hữu Thể. 47
Các Kệ Và Lời Chú Giải Của Longchenpa Về Bốn Đại Pháp Vô Lượng Của Hữu Thể 57
Phần Một – Quán Tâm Xả. 57
- Sự Cần Thiết Phải Quán Xả. 58
- Đối Tượng Của Thiền Định Về Tâm Xả. 59
- Tâm Xả, Giữ Trong Tâm Lòng Tốt Của Người Khác. 59
- Tâm Xả: Quán Chiếu Tính Bất Định Của Bạn Bè Và Kẻ Thù. 59
- Tâm Xả: Quán Chiếu Sự Bình Đẳng. 60
- Thiền Định Về Tâm Xả Vì Lợi Ích Của Tất Cả Chúng Sinh. 60
- Tâm Xả: Quán Chiếu Sự Giải Thoát Toàn Diện Khỏi Khổ Đau. 61
- Trọng Tâm Thực Tế Của Tâm Xả. 61
- Mở Rộng Trọng Tâm Của Tâm Xả. 62
- Đo Lường Việc Tu Tập Tâm Xả Trong Dòng Ý Thức Của Mình 62
- Trạng Thái Sau Khi Quán Chiếu Tâm Xả, Sau Khi Các Con Đã Thiền Định Có Trọng Tâm 63
- Lợi Ích Của Việc Thiền Định Về Tâm Xả. 65
- Quả Của Tâm Xả. 65
Các Kệ Và Lời Chú Giải Của Longchenpa Về Bốn Đại Pháp Vô Lượng Của Hữu Thể 69
Phần Hai – Quán Chiếu Về Từ. 69
- Gia Tăng Lòng Từ. 69
- Đối Tượng Của Lòng Từ. 70
- Dấu Hiệu Đã Tu Tập Thiền Định Về Lòng Từ. 71
- Tình Thương Không Còn Đối Tượng Tham Chiếu. 71
- Quả Của Việc Thiền Định Về Lòng Từ. 74
Các Kệ Và Lời Chú Giải Của Longchenpa Về Bốn Đại Pháp Vô Lượng Của Hữu Thể 77
Phần Ba – Quán Chiếu Về Bi 77
- Khởi Lên Lòng Bi Mẫn Bằng Cách Ghi Nhớ Nỗi Khổ Đau Của Chúng Sinh 77
- Cách Thiền Định Về Lòng Bi Mẫn. 78
- Giải Thích Về Bản Chất Của Lòng Bi Mẫn. 78
- Giải Thích Về Những Điều Kiện Để Khởi Lên Lòng Bi Mẫn. 79
- Giải Thích Dấu Hiệu Của Việc Đã Tu Tập Lòng Bi Mẫn. 80
- Giải Thích Thiền Định Và Sau Thiền Định Về Lòng Bi Mẫn. 80
- Kết Quả Của Thiền Định Về Lòng Bi Mẫn. 82
Các Kệ Và Lời Chú Giải Của Longchenpa Về Bốn Đại Pháp Vô Lượng Của Hữu Thể 85
Phần Bốn – Quán Chiếu Về Hỷ. 85
- Sự Cần Thiết Của Việc Quán Chiếu Hỷ. 85
- Giải Thích Về Đối Tượng Của Thiền Định Về Hỷ. 86
- Thước Đo Việc Đã Tu Tập Hỷ. 87
- Giải Thích Về Bản Chất Của Hỷ. 87
- Giải Thích Về Những Phẩm Chất Tốt Đẹp Của Hỷ. 88
- Về Kết Quả Của Việc Thiền Định Về Hỷ. 88
Các Kệ Và Lời Chú Giải Của Longchenpa Về Bốn Đại Pháp Vô Lượng Của Hữu Thể 91
Quán Chiếu Cùng Lúc Tâm Xả, Từ, Bi, Và Hỷ. 91
- 1. Các Đối Trị Chung Như Sau: 92
- Giải Thích Về Cách Thiền Định Luân Phiên. 93
- Giải Thích Về Các Phẩm Chất Của Thiền Định: Tại Sao Phải Thực Hành Và Cách Thực Hành 94
- Giải Thích Về Kết Quả. 95
Longchenpa Sadhana. 100
Đoạn Trích từ Tác Phẩm:
BỐN NĂNG LỰC VÔ LƯỢNG CỦA HỮU THỂ
Sự tăng trưởng (phát triển tâm linh) luôn là một công việc cá nhân, khả hữu nhờ sức mạnh nội tâm và cảm giác được che chở. Dù sự trưởng thành ấy do ngoại duyên kích phát hay tự nội tâm khơi nguồn, nó chẳng bao giờ xảy ra trong một khoảng không trống rỗng hoặc tách biệt khỏi các yếu tố khác hỗ trợ tiến trình tăng trưởng. Đặc biệt, sức mạnh nội tâm khơi dậy nơi chúng ta khả năng vươn đến chiều sâu và bề rộng của nhân tính, xóa tan sự cô độc tự áp đặt. Chính sức mạnh nội tâm khiến ta tham dự vào tương quan chung, mà “tham dự” ở đây vừa có nghĩa hiến thân vì người, vừa đón nhận người vào nội tâm mình.
Sự tham dự này diễn ra qua bốn phẩm tính căn bản, đồng thời là bốn tác nhân, bốn năng lực cảm nhiễm, bốn khả năng tri nhận, bốn dòng cảm thọ: Từ (love), Bi (compassion), Hỷ (joyfulness), Xả (equanimity). Tất cả đều hàm ý sự quan tâm đến phúc lợi, an ổn, thành tựu, tịnh lạc của chúng sinh. Nhìn theo chiều tích cực, bốn tâm này nuôi dưỡng sự trưởng thành. Nhìn theo chiều tiêu cực, chúng chỉ là xung động tình cảm gây hưng phấn hão huyền, làm phương hại đến tăng trưởng chân thực.
Chính trong khía cạnh tích cực – như những cảm thọ chân thành – bốn tâm này giúp ta tăng trưởng. Giữa chúng có mối tương quan vi tế: Từ có thể biến thành chấp thủ quá độ vào “đối tượng được yêu,” gây khổ đau. Khi ấy, Bi – như lực năng động đối trị khổ đau – sẽ cân bằng. Nhưng Bi có thể thoái hóa thành sướt mướt đa cảm, bất lực trước vô lượng khổ. Lúc ấy, Hỷ – khẳng định sự viên mãn, nhìn thấy thành tựu của tha nhân cũng như của mình – trỗi dậy, đem niềm hoan hỷ đối trị cảm giác bất lực. Tuy nhiên, Hỷ có thể trở thành hưng phấn cuồng nhiệt, khiến người mất mình trong mục tiêu ảo, chấp trước quá đáng. Bấy giờ, Xả – tịnh hành, bình đẳng – đem tâm về nền tảng vững chãi. Song, nếu Xả trở thành dửng dưng, thụ động, thì Từ, với khát nguyện hạnh phúc cho tha nhân, lại đóng vai trò đối trị mạnh mẽ.
Như vậy, một người đã quy y trở thành mảnh đất thuận duyên cho tăng trưởng tâm linh, sẽ chăm sóc tâm mình vì lợi lạc của hữu tình. Người ấy để đóa hoa Bi nở trên mảnh đất Từ, tưới bằng dòng nước Xả thanh tịnh, dưới bóng mát của Hỷ lạc dịu dàng.
Chừng nào bốn yếu tố chủ đạo này chưa gắn liền với đạo lộ giải thoát, chúng chỉ là những trạng thái hưng phấn, là nguyên nhân cho cái “hữu” giả tạm. Nhưng nếu con đường an lạc nội tâm nắm được chúng, chúng trở thành bốn tính chất vô lượng của Hữu Thể chân thực, vì chúng giúp ta vượt biển hữu hư giả.
Chúng có đối tượng quy chiếu là vô lượng hữu tình cũng như Chân Thể tuyệt đối; về mặt phẩm tính khả tri, chúng có thể mang tính hữu sở duyên (referential) hoặc vô sở duyên (non-referential).
Trường hợp hữu sở duyên: chúng hướng đến một số hữu tình hữu hạn, và các tâm hành tương ứng bị ô nhiễm, gây nên trạng thái hưng phấn mông lung.
Chúng trở thành vô sở duyên khi vận hành hướng đến giải thoát, và những ai tự thân là hiện thân của Bi mới có thể chế ngự chúng.
Những kẻ bất hạnh, khổ não, chìm trong tham ái phú quý, mê đắm hoặc oán hận kẻ khác, dù gần hay xa, đều là đối tượng cho Từ, Bi, Hỷ, Xả.
Tâm hành tương ứng là mong họ có hạnh phúc, thoát khổ, không lìa xa an lạc, và tâm được vận hành trong thanh tịnh, an ổn.
Dẫu không có thứ tự cố định trong tu tập, người sơ cơ nên bắt đầu từ Xả. Khi đã trở nên bình thản với kẻ gần, người xa, mới phát triển ba tính chất còn lại.
Vì đối tượng hướng đến là tất cả hữu tình, các con nên quán chiếu tâm mình thế này: “Việc quyến luyến cha mẹ, bằng hữu và ghét bỏ kẻ thù là thái độ sai.”
Trong vòng luân hồi vô thủy vô chung, ngay cả kẻ thù này từng là cha mẹ con, giúp con hưng thịnh. Nay con có thể đáp trả ân đó bằng ác ý chăng?
“Ngay cả bằng hữu hôm nay từng là kẻ thù gây hại; nay con vẫn phải chịu khổ do họ tạo. Lẽ nào nên lấy oán báo oán? Kẻ trung lập cũng từng là bạn hoặc thù. Không có gì chắc chắn về lợi hay hại, nên chấp thủ ái, ố là phi lý.”
Do đó, trước hết hãy buông bỏ luyến ái bằng hữu, xem họ như trung lập. Rồi buông hận thù địch, cũng xem như trung lập, xóa bỏ phân biệt gần – xa.
Để trừ bóng tối tâm thức (vẫn còn khi đối đãi những kẻ trung lập), hãy nuôi dưỡng tâm xả ly các cảm xúc khiến con lại thấy hữu tình là bạn hay thù, để tâm thoát khỏi huyễn tưởng thế gian.
Thông tin về cuốn sách:
Tên sách | Giờ Ta Sắp Phôi Pha |
Tác giả | Longchenpa – Chuyển ngữ: Padma Lotsawa |
Giá | 120.000đ |
Số trang | 108 |
Nhà xuất bản | Padma Publishing |
Khổ | 14,5 x 20 cm |
Barcode | 9785675489060 ISBN 978-0-89800-393-2 |
Thông tin
Trọng lượng | 0,2 kg |
---|---|
Kích thước | 20 × 14,5 × 3 cm |