Tam Bộ Tầm An – Tập 2 – Longchenpa
Tìm An Tĩnh Trong Thiền Định,
Phần thứ hai trong bộ Tam Bộ Tầm An của Longchenpa, tập trung vào việc phát triển thiền định theo quan kiến Đại Viên Mãn. Dựa trên nền tảng đã được trình bày ở phần đầu (Tìm An Trú Trong Bản Tánh Tâm), cuốn sách nêu lên sự khác biệt giữa thiền định thế tục, vốn chỉ giúp tạm thời lắng dịu tâm, và thiền định siêu thế kết hợp với trí tuệ về tính không, đưa đến giải thoát rốt ráo khỏi luân hồi.
200.000 ₫
Tìm An Tĩnh Trong Thiền Định
Giới thiệu Tam Bộ Tầm An:
Trong muôn vàn giáo pháp tinh yếu, tác phẩm này như viên ngọc quy tụ tất cả yếu chỉ thâm sâu nhất của Tam Tạng và bốn bộ Mật điển. Đây là đỉnh cao của hàng vạn luận giải, một cỗ xe giáo pháp minh triết và vô song, là phương tiện tối thượng giúp những tâm thức lạc lối trong ba cõi tìm thấy chốn an lạc tự do. Tác phẩm vô giá này như hiện thân của ngôn ngữ Longchen – bậc Pháp Vương từ Samyé – người mai sau sẽ mang danh hiệu Đấng Chiến Thắng Merudipa.
Tựa tấm gương pha lê tinh khiết, tác phẩm này phản chiếu toàn bộ tinh hoa của ba pháp Yoga và chín bậc Đại thừa, được lưu truyền qua khẩu truyền và các bảo tạng quý báu, di sản từ dòng truyền thừa trí huệ của Phái Cựu Dịch.
Giới thiệu Tìm An Tĩnh Trong Thiền Định:
Tìm An Tĩnh Trong Thiền Định, phần thứ hai trong bộ Tam Bộ Tầm An của Longchenpa, tập trung vào việc phát triển thiền định theo quan kiến Đại Viên Mãn. Dựa trên nền tảng đã được trình bày ở phần đầu (Tìm An Trú Trong Bản Tánh Tâm), cuốn sách nêu lên sự khác biệt giữa thiền định thế tục, vốn chỉ giúp tạm thời lắng dịu tâm, và thiền định siêu thế kết hợp với trí tuệ về tính không, đưa đến giải thoát rốt ráo khỏi luân hồi. Tác phẩm hướng dẫn người thực hành cách lựa chọn môi trường, điều kiện thuận lợi và khung giới luật thích hợp, nhấn mạnh việc hoàn thiện các phần sơ bộ (từ giới luật, bồ đề tâm, đến giai đoạn sinh khởi và hoàn thiện trong Mật thừa) trước khi đi sâu vào thực hành chính yếu. Cuối cùng, sách trình bày phương tiện khéo léo trong thiền định (an lạc, quang minh, và vô niệm) nhằm khơi dậy trực tiếp sự chứng ngộ bản tánh tâm, đồng thời cảnh báo rằng những chỉ dạy này đòi hỏi nền tảng vững chắc và sự hướng dẫn từ bậc thầy chân chính. dù đây không phải là cẩm nang hướng dẫn dành cho công chúng, nhưng chúng ta vẫn được an ủi bởi ánh sáng mà nó chiếu rọi lên phẩm cách của tác giả. Thật là cảm hứng sâu sắc khi ta thoáng thấy thực hành cá nhân của Longchenpa, cảm nhận được sự quyết tâm và tinh tấn, cùng với khả năng phi thường đã hỗ trợ Ngài.
Tác giả:
Longchenpa (1308–1364), còn được biết đến với tên Longchen Rabjam, là một trong những học giả và thiền sư vĩ đại nhất của Phật giáo Tây Tạng, đặc biệt trong truyền thống Nyingma (Cổ Mật). Ngài nổi tiếng với việc hệ thống hóa và truyền bá giáo lý Dzogchen (Đại Viên Mãn), để lại một di sản văn học phong phú với hơn 270 tác phẩm.
Mục lục:
Lời Giới Thiệu Của Dịch Giả. 15
Tìm An Tĩnh Trong Thiền Định. 33
Lời Mở Đầu. 35
Điểm Kim Cương Thứ Nhất. 39
Điểm Kim Cương Thứ Hai 47
Điểm Kim Cương Thứ Ba. 55
Kệ Kết Luận. 81
Cỗ Xe Thanh Tịnh Siêu Việt. 83
Lời Mở Đầu. 85
Luận về Điểm Kim Cương Thứ Nhất. 93
Luận về Điểm Kim Cương Thứ Hai 107
Luận về Điểm Kim Cương Thứ Ba. 139
Kệ Kết Luận. 217
Kết Luận. 223
Ghi Chú. 227
Đoạn Trích từ Tác Phẩm:
ĐIỂM KIM CƯƠNG THỨ NHẤT
VỀ NƠI CHỐN THỰC HÀNH
[1]. Trước tiên, hãy chọn nơi chốn thích hợp.Hãy tìm đến một chốn thanh tịnh, dễ chịu,
Lý tưởng cho việc tu tập trong suốt bốn mùa.
Vào mùa hè, hãy đến những nơi mát mẻ,
Chẳng hạn như các đỉnh núi tuyết phủ,
Hoặc những trú xứ đơn sơ bằng tre, lau, hay cỏ.
Khi thu sang, nên chọn những vùng đất
Mà hơi nóng và lạnh được cân bằng,
Như rừng cây, sườn đồi, hay các mỏm đá vững chãi,
Đi kèm với lối sống, thực phẩm, và y phục hài hòa.
Vào đông giá, hãy chuẩn bị chăn gối, thức ăn và áo ấm,
Rồi an trú tại những nơi thấp ấm áp như rừng sâu,
Hang động khuất gió, hoặc những căn nhà đất đơn sơ.
Còn khi xuân đến, hãy chọn ẩn cư nơi núi cao,
Rừng thẳm, đảo nhỏ hay những trú xứ yên lành,
Nơi khí hậu giao hòa giữa ấm áp và mát mẻ,
Với thực phẩm, trang phục và hành xử an hòa.
Bởi vậy, hãy chọn nơi yên tĩnh, thanh bình, dễ chịu.
Trên núi cao, tâm trí trở nên sáng tỏ và bao la,
Nơi đây, mọi sự u mê của tâm đều tan biến,
Là vùng đất lý tưởng cho giai đoạn sinh khởi.
Ở những miền tuyết trắng, tâm trí thêm sáng suốt,
Khả năng định tâm trở nên minh mẫn rực rỡ.
Những nơi này thuận lợi cho việc thấu triệt sâu xa,
Bởi chúng ít mang lại chướng ngại.
Giữa rừng sâu, tâm trí lắng dịu,
Và sự an tĩnh nội tâm dần hiển hiện rõ ràng.
Những nơi này thích hợp để luyện tập thiền chỉ,
Khiến niềm an lạc nội tâm trở nên mạnh mẽ.
Dưới chân vách đá, ý thức về sự vô thường
Và nỗi buồn chán đối với luân hồi càng sâu sắc.
Sự hòa quyện đầy sức mạnh giữa thiền chỉ và thiền quán
Sẽ được thành tựu tại đây.
Bên bờ sông, trí tưởng tượng bị kiềm chế,
Nỗi buồn về luân hồi và khát vọng thoát khỏi nó
Sẽ nhanh chóng phát triển.
Các bãi tha ma là nơi đầy uy lực,
Khiến sự thành tựu trở nên nhanh chóng.
Những nơi như vậy, theo lời dạy,
Rất thuận lợi cho bất kỳ pháp hành nào
Thuộc về giai đoạn sinh khởi hay viên mãn.
Hay nơi con người thường qua lại hoặc thần linh trú ngụ,
Người mới bắt đầu sẽ dễ bị xao lãng
Và gặp nhiều trở ngại trong tu tập.
Đối với những người đã đạt sự ổn định,
Những nơi này lại trở thành thuận lợi và được tôn vinh cao nhất.
Những ngôi chùa vắng vẻ hay các miếu thờ,
Nơi các linh thần cư ngụ, thường khiến tâm trí
Không tìm được sự yên tĩnh và khơi dậy
Nhiều suy nghĩ đối nghịch trong lòng.
Trong những hang động dưới lòng đất,
Chốn trú ngụ của các yêu tinh,
Tham dục trỗi dậy, cùng với đó là sự u mê
Hoặc những xáo động mạnh mẽ trong tâm.
Những cây cổ thụ đơn độc là nơi ở
Của các mamo hay ḍākinī;
Các vách đá cao hay mỏm núi hiểm trở là hang ổ
Của các sinh linh hoang dã và hung dữ như theurang hay tsen.
Những nơi như vậy, người ta nói rằng,
Thường làm tâm trí trở nên xáo động mạnh mẽ
Và mang lại vô số chướng ngại.
Ở các nơi như trại của kẻ cùng khổ, ao hồ,
Đồng cỏ xanh tươi, rừng hoang vu,
Hoặc thung lũng rải đầy các loại thảo dược chữa lành,
Được trang hoàng bởi hoa, trái, và những cây mang quả mọng,
Thoạt đầu, những nơi ấy sẽ khiến tâm an lạc.
Nhưng sau đó, nhiều chướng ngại có thể xảy ra.
Ban đầu có vẻ dễ chịu nhưng dần dần trở nên nhàm chán,
Chỉ mang lại thành tựu nhỏ nhoi.
Ngược lại, những nơi thoạt đầu có vẻ đáng sợ và đáng e ngại,
Nhưng trở nên tốt đẹp khi đã quen thuộc,
Lại mang sức mạnh lớn lao, thành tựu nhanh chóng đạt được,
Mà ít khi xảy ra chướng ngại.
Những nơi khác, trung lập, không lợi cũng chẳng hại. [5]. Vì nơi chốn nương tựa của con ảnh hưởng đến tâm bên trong,
Làm cho pháp hành thiện lành thăng hoa hay suy giảm,
Việc cân nhắc kỹ lưỡng về nơi trú ngụ
Là điều vô cùng quan trọng, như lời dạy đã nói. [6]. Có bốn loại trú xứ, tóm gọn,
Dựa trên bốn hoạt động tu tập.
Những nơi phù hợp để an định giúp tâm tự nhiên tập trung.
Những nơi thích hợp để tăng trưởng luôn dễ chịu,
Đầy vẻ lộng lẫy và huy hoàng.
Những nơi khơi gợi sự luyến ái mạnh mẽ
Thích hợp cho pháp hành kính ái.
Những nơi phù hợp với hoạt động hàng phục
Khiến tâm sinh bất an và sợ hãi.
Thực tế, có vô số phân loại nơi chốn như vậy,
Nhưng ở đây, chỉ cần bàn về những nơi hỗ trợ cho sự tập trung.
Những nơi phù hợp để an định là tốt nhất.
Còn lại, không được đề cập chi tiết để tránh dài dòng.
Nên được đặt ở nơi tịch mịch, hài hòa và dễ chịu.
Một nơi thật thoáng đãng, rộng rãi,
Mở ra bầu trời xung quanh sẽ là lý tưởng nhất. [8]. Nhà tối dành cho thực hành yoga ban đêm
Nên có hai lớp tường.
Ở trung tâm của gian phòng bên trong, hơi nâng cao,
Hãy đặt gối đầu hướng về phía bắc,
Như khi Đức Phật nhập niết-bàn.
Đối với yoga ban ngày, trong ánh sáng,
Am thất nên có không gian mở rộng phía trước,
Nhìn ra bầu trời bao la và những cảnh xa xăm,
Núi tuyết, thác nước, rừng cây, và thung lũng.
Ở nơi như vậy, tâm trí trở nên sáng tỏ và thanh thản,
Cùng lúc đó, nhiệt độ và cái lạnh đạt đến trạng thái cân bằng.
Am thất khép kín là nơi thuận lợi nhất
Để trạng thái tâm an tĩnh tự nhiên khởi lên.
Khi thực hành quán chiếu sâu xa,
Một nơi rộng rãi với tầm nhìn bao la, thoáng đãng
Là điều quan trọng nhất.
Những nơi này cần luôn dễ chịu,
Phù hợp với từng mùa trong năm. [10]. Những nơi thấp, tối tăm như rừng rậm và hẻm núi
Là nơi thích hợp cho pháp hành tĩnh lặng.
Những vùng cao, như núi tuyết,
Là nơi thích hợp cho pháp hành quán chiếu sâu xa.
Cần nhận biết rõ sự khác biệt này. [11]. Tóm lại, những nơi chốn và am thất
Gợi lên nỗi buồn chán đối với luân hồi
Và khơi dậy ước muốn giải thoát,
Những nơi mà tâm con, được thu thúc,
An trú trong hiện tại và sự tập trung tăng trưởng—
Đây chính là những nơi kết nối con với thiện lành.
Hãy sống ở những nơi
Tựa như địa điểm Đức Phật thành tựu giác ngộ.
Những nơi mà thiện lành suy giảm và ô nhiễm tăng lên,
Nơi con rơi vào ảnh hưởng
Của sự bận rộn phân tâm của đời sống,
Là những hang ổ ma quỷ, chốn ác hạnh mà bậc trí luôn tránh xa.
Padma, bậc tự hiện, đã giảng giải như thế,
Những ai mong cầu giải thoát hãy lưu tâm cẩn thận.
Điều này khép lại điểm kim cương thứ nhất trong Tìm An Tĩnh Trong Thiền Định, một giáo pháp thuộc Đại Viên Mãn.
Thông tin về cuốn sách:
Tên sách | Tìm An Tĩnh Trong Thiền Định – Tam Bộ Tầm An (Tập 2) |
Tác giả | Longchenpa – Chuyển ngữ: Padma Lotsawa |
Giá | 200.000đ |
Số trang | 238 |
Nhà xuất bản | Padma Publishing |
Khổ | 14,5 x 20 cm |
Barcode | 9785675489039 ISBN 978-1611807530 |
Tam Bộ Tầm An:
Tập 1: Tìm An Trú Trong Bản Tánh Tâm
Tập 2: Tìm An Tinh Trong Thiền Định
Tập 3: Tìm An Lạc Trong Cõi Huyễn
Thông tin
Trọng lượng | 0,2 kg |
---|---|
Kích thước | 20 × 14,5 × 3 cm |