Tam Bộ Tầm An – Tập 3 – Longchenpa
Tìm An Lạc Trong Cõi Huyễn và Cỗ Xe Tối Thượng kết lại bộ Tam Bộ Tầm An của Longchenpa. Mục đích là gom toàn bộ giáo lý Đại Thừa vào một điểm chung: nhận thấy toàn bộ hiện tượng, từ luân hồi đến niết bàn, đều mang tính chất huyễn ảo—chúng xuất hiện như mộng, ảo ảnh, tiếng vọng nhưng không có tự tính thật sự. Qua tám ví dụ huyễn từ kinh Bát Nhã, Longchenpa cho thấy mọi sự, dù thế tục hay siêu việt, không tách rời duyên khởi và tánh không, vượt qua cả nhị nguyên luân hồi–niết bàn.
310.000 ₫
Tìm An Lạc Trong Cõi Huyễn
Giới thiệu Tam Bộ Tầm An:
Trong muôn vàn giáo pháp tinh yếu, tác phẩm này như viên ngọc quy tụ tất cả yếu chỉ thâm sâu nhất của Tam Tạng và bốn bộ Mật điển. Đây là đỉnh cao của hàng vạn luận giải, một cỗ xe giáo pháp minh triết và vô song, là phương tiện tối thượng giúp những tâm thức lạc lối trong ba cõi tìm thấy chốn an lạc tự do. Tác phẩm vô giá này như hiện thân của ngôn ngữ Longchen – bậc Pháp Vương từ Samyé – người mai sau sẽ mang danh hiệu Đấng Chiến Thắng Merudipa.
Tựa tấm gương pha lê tinh khiết, tác phẩm này phản chiếu toàn bộ tinh hoa của ba pháp Yoga và chín bậc Đại thừa, được lưu truyền qua khẩu truyền và các bảo tạng quý báu, di sản từ dòng truyền thừa trí huệ của Phái Cựu Dịch.
Giới thiệu Tìm An Lạc Trong Cõi Huyễn:
Tìm An Lạc Trong Cõi Huyễn và Cỗ Xe Tối Thượng kết lại bộ Tam Bộ Tầm An của Longchenpa. Mục đích là gom toàn bộ giáo lý Đại Thừa vào một điểm chung: nhận thấy toàn bộ hiện tượng, từ luân hồi đến niết bàn, đều mang tính chất huyễn ảo—chúng xuất hiện như mộng, ảo ảnh, tiếng vọng nhưng không có tự tính thật sự. Qua tám ví dụ huyễn từ kinh Bát Nhã, Longchenpa cho thấy mọi sự, dù thế tục hay siêu việt, không tách rời duyên khởi và tánh không, vượt qua cả nhị nguyên luân hồi–niết bàn.
Sự nhận thức này không chỉ dựa vào lý luận như trong Trung Quán, mà còn gắn kết với quan kiến Đại Viên Mãn. Hai truyền thống tư tưởng (Trung Quán và Duy Thức) được kết hợp, không đối lập, chuẩn bị hành giả sẵn sàng cho bước nhảy vọt vào sự chứng ngộ tự tánh tâm. Longchenpa nói đến ba cấp độ hành giả, từ bậc cao nhất chứng ngộ tức thì, đến người trung bình và căn bản cần công phu tu tập—thực hành giới luật, bốn tâm vô lượng, bồ-đề tâm, rồi định và quán—trước khi nhận ra mọi hiện tượng không thật có. Khi ấy, tâm an trú trong tịch lặng nguyên sơ, không còn vướng chấp. Nhờ vậy, hành giả thấy rõ bản chất huyễn của toàn bộ hiện hữu, đạt giải thoát ngay trong đời này.
Tác giả:
Longchenpa (1308–1364), còn được biết đến với tên Longchen Rabjam, là một trong những học giả và thiền sư vĩ đại nhất của Phật giáo Tây Tạng, đặc biệt trong truyền thống Nyingma (Cổ Mật). Ngài nổi tiếng với việc hệ thống hóa và truyền bá giáo lý Dzogchen (Đại Viên Mãn), để lại một di sản văn học phong phú với hơn 270 tác phẩm.
Mục lục:
Lời Giới Thiệu Của Nhóm Dịch. 17
Tìm An Lạc Trong Cõi Huyễn. 51
Dẫn Nhập. 53
- Chương Giống Như Mộng. 57
- Chương Như Huyễn Ảo. 69
- Chương Như Trò Ảo Giác. 81
- Chương Như Ảo Ảnh. 87
- Chương Như Bóng Trăng Dưới Nước. 93
- Chương Như Tiếng Vang. 101
- Chương Như Thành Phố Của Càn-Thát-Bà. 109
- Chương Như Một Hóa Hiện. 117
Kết Luận. 131
Cỗ Xe Tối Thượng. 135
Lời Tựa. 137
Điểm Kim Cương Thứ Nhất: Như Mộng. 143
Điểm Kim Cương Thứ Hai: Như Huyễn. 179
Điểm Kim Cương Thứ Ba: Như Trò Ảo Giác. 253
Điểm Kim Cương Thứ Tư: Như Ảo Ảnh. 269
Điểm Kim Cang Thứ Năm: Như Bóng Trăng Trong Nước. 281
- Điểm Kim Cương Thứ Sáu: Như Tiếng Vang. 301
- Điểm Kim Cương Thứ Bảy: Như Thành Phố Của Càn-Thát-Bà. 317
- Điểm Kim Cương Thứ Tám: Như Một Hóa Hiện. 335
Kết Luận Của Luận Thư. 377
Ghi Chú. 391
Đoạn Trích từ Tác Phẩm:
CHƯƠNG GIỐNG NHƯ MỘNG
[1]. Cảnh giới nền tảng vượt ngoài mọi biến đổi,Bầu trời bao la của bản tánh tâm,
Trống rỗng, sáng tỏ, và thoát ly khỏi mọi cấu trúc của tâm.
Trong đó, như mặt trời, mặt trăng và các vì sao,
Các hiện tượng thuần tịnh, không nhiễm ô của Phật quả
Tự thân hiện hữu:
Ba thân (tam thân) không lìa
Năm trí tuệ nguyên sơ,
Và mọi phẩm tính sáng tỏ vốn tự nhiên viên mãn.
Trạng thái nguyên sơ, căn bản, tự nhiên này
Được gọi là huyễn cảnh hoàn toàn thanh tịnh của nền tảng. [2]. Trong nền tảng này,
Do vô minh đồng sinh,
(Giống như giấc ngủ mang lại những giấc mơ,
Tựa mây mờ của huyễn ảo thoáng qua)
Và do vô minh phân biệt,
Tâm bị tổn hại bởi sự nắm bắt
Nhị nguyên trong nơi vốn không có nhị nguyên,
Xuất hiện các hiện tượng sai lầm khác nhau
Của sáu cõi luân hồi, tựa như giấc mộng. [3]. Tuy không thực, nhưng vẫn hiện diện,
Chúng sinh cảm nhận khổ đau và lạc thú khác nhau—
Do tập khí tích lũy từ thời gian lâu dài.
Cảnh giới, thân thể, tài sản và những thứ khác
Chỉ là trải nghiệm của tâm.
Vui và khổ, kết quả của nghiệp lành và dữ,
Như những hình vẽ được phác họa muôn hình vạn trạng.
Và từ một vọng tưởng, nhiều vọng tưởng khác được sinh ra.
Bị nhận thức theo cách đa dạng này,
Những hiện tượng sai lầm tiếp nối không ngừng.
Éma! Sự hiện hữu, bản chất vốn như giấc mộng.
[4]. Trong một bản tánh duy nhất của tâm tự sinh,Do giấc ngủ vô minh,
Sự nắm bắt nhị nguyên chủ thể và khách thể
Của các hiện tượng sai lầm xuất hiện.
Những hình ảnh trong mộng đa dạng và muôn màu ấy
Không gì khác ngoài tâm—
Những huyễn cảnh sinh khởi từ sự nhận thức sai lầm.
Điều này chính Đấng Chiến Thắng đã tuyên thuyết. [5]. Đối với những ai mê say bởi cà độc dược,
Các sự vật khác nhau hiện ra—
Tất cả đều là ảo giác.
Cũng vậy, qua cơn mê của giấc ngủ vô minh,
Sáu cõi luân hồi hiện bày
Trước tâm trí mê lầm.
Vậy giờ đây nên hiểu rằng:
Chúng không thực sự tồn tại. [6]. Từ ý niệm mê lầm
Sanh khởi nhận thức cũng đầy mê lầm,
Rồi từ đó xuất hiện các hiện tượng huyễn ảo.
Chúng không thật, không giả, cũng chẳng phải cả hai,
Vượt ngoài tâm trí thường tình,
Chúng nên được gọi đúng danh là:
“Tri giác, tự sinh, tự nhận biết.”
Không tự tánh, không thực thể,
Là khoảng không bao la nơi mọi cực đoan tan biến.
Hãy biết rằng chúng giống như hư không,
Chính là trí tuệ tâm của các bậc Chiến Thắng. [7]. Mọi hiện tượng đều tựa như mộng.
Ngay khi chúng hiện ra,
Chẳng hề có tự tánh nội tại.
Thế nhưng, đặc điểm của chúng không mất đi;
Chẳng có chướng ngại nào với sự hiện diện của chúng.
Hãy cẩn thận quán xét các hình tướng sai lầm và tạm thời này,
Ở mọi khía cạnh đều trống rỗng:
Chúng chẳng phải giả cũng chẳng phải thật,
Không tồn tại cũng không không tồn tại,
Vượt ngoài mọi cực đoan hiện hữu.
Chúng như hư không, vượt ngoài tư duy và ngôn từ.
Hãy biết rằng chúng vốn thanh tịnh từ nguyên sơ. [8]. Nhờ quán chiếu như vậy,
Con đạt được sự hiểu biết rõ ràng rằng mọi sự vật
Trong luân hồi và niết bàn đều như giấc mộng.
Ta sẽ giải thích cách thông qua thiền định
Con có thể biến điều này thành kinh nghiệm.
Hãy ngồi kiết (bán) già trên một chỗ ngồi dễ chịu.
Quy y và phát khởi tâm Bồ đề.
Giờ đây, hãy quán tưởng, thiền định sâu sắc rằng
Trong trạng thái tánh Không,
Của sự bình đẳng hoàn hảo, mọi sự vật
Hiện bày như những ảo ảnh thần kỳ. [9]. Sau đó, quán tưởng trên đỉnh đầu mình,
Trên trung tâm của một đài sen và các đĩa mặt trời, mặt trăng,
Giữa hội chúng chư thiên và dākinī,
Là bậc thầy gốc của mình,
Không tách rời các vị thầy của dòng truyền thừa.
Hãy dâng cúng, tán thán và cầu nguyện rằng mình
Có thể thành tựu việc thấy mọi sự vật như giấc mộng.
Sau đó, bản thân mình và mọi hiện tượng
Tan biến trong ánh sáng, hòa nhập vào vị thầy.
Hãy an trú một lúc trong trạng thái thiền định như hư không.
Ân phúc và sự chứng ngộ sẽ tự nhiên phát khởi. [10]. Tiếp đó, thiền định theo phần chính của pháp hành.
Hãy tự nhắc nhở mình—làm quen với điều này—rằng
Bên ngoài, tất cả núi non, thung lũng, vùng đất, thị trấn,
Đất, lửa, nước, gió và không gian,
Chúng sinh và mọi thứ khác,
Cùng năm đối tượng giác quan: hình sắc, âm thanh, xúc chạm, mùi, vị,
Và bên trong, thân thể, các căn, và thức—
Chỉ là những giấc mộng. [11]. Tất cả những điều trong quá khứ đến hôm nay
Là những đối tượng của tâm, giống như các giấc mộng đêm qua.
Những hiện tượng hôm nay, được nhận biết nhưng không thực hữu,
Chỉ là vọng tưởng của tâm.
Chúng giống như những gì con đã mơ đêm qua
Và những gì con sẽ mơ đêm nay.
Những điều sẽ hiện ra vào ngày mai
Và đêm kế tiếp sau đó
Chỉ là những giấc mộng sẵn chờ.
Hãy nhớ rằng tất cả mọi điều hiện bày—
Niềm vui con mong cầu, nỗi đau con ngăn chặn—
Đều chỉ là những giấc mộng. Không một sát na nào
Con nên nghĩ chúng là thật. [12]. Khi con di chuyển, ngồi, ăn, đi, hoặc nói,
Hãy tự nhắc nhở mình với chánh niệm không xao lãng rằng:
“Tất cả đều là giấc mộng.”
Dù bất kỳ điều gì hiện ra, bất kỳ điều gì con làm hay nghĩ,
Đừng bao giờ quên rằng đó chỉ là giấc mộng.
Mọi thứ không có thực tánh,
Không thể chạm tới, bất định, thoáng qua,
Không có tự chất, không thể định nghĩa.
Hãy rèn luyện trong trạng thái vĩ đại này,
Nơi không có gì để bám chấp. [13]. Khi con quán chiếu rằng đối tượng bị nhận biết
Là một giấc mộng, một hiện tượng giả tạm,
Thì nhận thức về đối tượng đó sẽ bị xóa bỏ,
Và cả người nhận thức—tức là tâm con—cũng tan biến.
Bởi vì nếu đối tượng bị phủ nhận,
Thì chủ thể nhận thức cũng không còn.
Thông tin về cuốn sách:
Tên sách | Tìm An Lạc Trong Cõi Huyễn – Tam Bộ Tầm An (Tập 3) |
Tác giả | Longchenpa – Chuyển ngữ: Padma Lotsawa |
Giá | 310.000đ |
Số trang | 406 |
Nhà xuất bản | Padma Publishing |
Khổ | 14,5 x 20 cm |
Barcode | 9785675489039 ISBN 978-1611807547 |
Tam Bộ Tầm An:
Tập 1: Tìm An Trú Trong Bản Tánh Tâm
Tập 2: Tìm An Tinh Trong Thiền Định
Tập 3: Tìm An Lạc Trong Cõi Huyễn
Thông tin
Trọng lượng | 0,2 kg |
---|---|
Kích thước | 20 × 14,5 × 3 cm |