Tam Bộ Tầm An – Tập 1 – Longchenpa
Trong muôn vàn giáo pháp tinh yếu, tác phẩm này như viên ngọc quy tụ tất cả yếu chỉ thâm sâu nhất của Tam Tạng và bốn bộ Mật điển. Đây là đỉnh cao của hàng vạn luận giải, một cỗ xe giáo pháp minh triết và vô song, là phương tiện tối thượng giúp những tâm thức lạc lối trong ba cõi tìm thấy chốn an lạc tự do. Tác phẩm vô giá này như hiện thân của ngôn ngữ Longchen – bậc Pháp Vương từ Samyé – người mai sau sẽ mang danh hiệu Đấng Chiến Thắng Merudipa.
Tựa tấm gương pha lê tinh khiết, tác phẩm này phản chiếu toàn bộ tinh hoa của ba pháp Yoga và chín bậc Đại thừa, được lưu truyền qua khẩu truyền và các bảo tạng quý báu, di sản từ dòng truyền thừa trí huệ của Phái Cựu Dịch.
330.000 ₫
Tìm An Trú Trong Bản Tánh Tâm – Longchenpa
Giới thiệu Tam Bộ Tầm An:
Trong muôn vàn giáo pháp tinh yếu, tác phẩm này như viên ngọc quy tụ tất cả yếu chỉ thâm sâu nhất của Tam Tạng và bốn bộ Mật điển. Đây là đỉnh cao của hàng vạn luận giải, một cỗ xe giáo pháp minh triết và vô song, là phương tiện tối thượng giúp những tâm thức lạc lối trong ba cõi tìm thấy chốn an lạc tự do. Tác phẩm vô giá này như hiện thân của ngôn ngữ Longchen – bậc Pháp Vương từ Samyé – người mai sau sẽ mang danh hiệu Đấng Chiến Thắng Merudipa.
Tựa tấm gương pha lê tinh khiết, tác phẩm này phản chiếu toàn bộ tinh hoa của ba pháp Yoga và chín bậc Đại thừa, được lưu truyền qua khẩu truyền và các bảo tạng quý báu, di sản từ dòng truyền thừa trí huệ của Phái Cựu Dịch.
Giới thiệu Tìm An Trú Trong Bản Tánh Tâm:
Longchenpa biên soạn Tam Bộ Tầm An, nhất là Tầm An Trú Trong Bản Tánh Tâm, nhằm điều chỉnh những ngộ nhận và tưởng chừng mâu thuẫn giữa Kinh điển với Mật điển Đại Thừa, vốn nguyên lai dung hợp viên mãn. Tác phẩm của Ngài dẫn dắt hành giả từ bước sơ cơ, khơi dậy tâm hướng thượng, tiến đến giáo pháp thâm diệu của Đại Viên Mãn, cho thấy trọn vẹn đạo lộ—từ Pāramitāyāna đến Mantrayāna—đều hội tụ thành nhất thể, lấy bồ-đề tâm làm nền tảng. Niềm tin nơi Tam Bảo là khởi điểm, nhưng chính hành trì mới dẫn đến giải thoát. Đức Phật khuyến tấn xem xét giáo pháp bằng lý trí và tự nghiệm, thay vì mù quáng phụng hành.
Dẫu đôi khi có người chứng ngộ chỉ nhờ thuần tín tâm, đa phần chúng ta cần nghiên cứu sâu rộng, tư duy kỹ lưỡng, xây dựng niềm tin bất hoại. Longchenpa biên soạn bản văn này nhằm giúp học giả tự hiểu, tự giải, tự nghiệm chứng giáo pháp, từ đó hành đạo kiên cố vững chắc. Tác phẩm này sánh ngang các trước tác danh tiếng như Ngọn Đèn Soi Đường của Atiśa, Trang Sức Giải Thoát của Gampopa, Giải Thích Vĩ Đại về Các Giai Đoạn Tu Tập của Tsongkhapa, hay Kho Tàng Các Phẩm Chất Quý Báu của Jigme Lingpa.
Tác giả:
Longchenpa (1308–1364), còn được biết đến với tên Longchen Rabjam, là một trong những học giả và thiền sư vĩ đại nhất của Phật giáo Tây Tạng, đặc biệt trong truyền thống Nyingma (Cổ Mật). Ngài nổi tiếng với việc hệ thống hóa và truyền bá giáo lý Dzogchen (Đại Viên Mãn), để lại một di sản văn học phong phú với hơn 270 tác phẩm.
Mục lục:
Lời Giới Thiệu. 17
Lời Giới Thiệu Của Nhóm Dịch Giả. 23
“Tiểu Sử Và Lịch Sử” 29
“Cuộc Đời Và Thời Đại Của Longchenpa” 32
“Rắc Rối Chính Trị Và Thời Kỳ Viễn Xứ” 41
“Tác Phẩm Của Longchenpa” 46
“Tam Bộ Tầm An” 49
“Tìm An Trú Trong Bản Tánh Tâm” 54
Tìm An Trú Trong Bản Tánh Tâm.. 59
Lời Mở Đầu. 61
- Thân Người Tự Do Và Thuận Duyên Khó Gặp. 65
- Luật Nhân Quả Nghiệp Báo. 109
- Vị Thầy Tâm Linh. 129
- Quy Y.. 147
- Tứ Vô Lượng Tâm.. 157
- Phát Triển Tâm Hướng Về Giác Ngộ. 170
- Giai Đoạn Sinh Khởi, Hoàn Thiện Và Sự Hợp Nhất Của Chúng. 193
- Quan Kiến Không Trụ Vào Hai Cực Đoan, Trí Tuệ Nhận Ra Bản Chất Của Nền Tảng 209
- Con Đường: Thiền Định Vô Nhiễm.. 223
- Ba Phương Diện Của Thiền Định. 245
- 13. Kết Quả Lớn Lao, Tự Nhiên Hiện Hữu. 255
Kết Luận. 273
Cỗ Xe Vĩ Đại 275
Tâm Là Gốc Rễ Của Mọi Hiện Tượng. 277
Tâm, Ý Thức Và Thức. 283
Tám Thức Như Là Nền Tảng Của Mê Lầm.. 289
Tam Tánh. 295
Tạng Thức (Kun Gzhi) 313
Tạng Thức, Tám Thức Và Trạng Thái Ngủ. 327
Như Lai Tạng (Tathāgatagarbha) 333
Quy Y.. 381
Ba Định Của Giai Đoạn Sinh Khởi 395
Thực Hành Đơn Giản Của Giai Đoạn Sinh Khởi Và Hoàn Thiện. 401
Tâm Và Các Đối Tượng Xuất Hiện Trong Nó. 407
Đức Toàn Tri Longchenpa Nói Về Sự Chứng Ngộ Của Ngài 413
Chú Thích. 419
Đoạn Trích từ Tác Phẩm:
ĐỨC TOÀN TRI LONGCHENPA NÓI VỀ SỰ CHỨNG NGỘ CỦA NGÀI
BÀI CA KIM CƯƠNG NÀY213 minh họa một loại chứng ngộ không có trung tâm cũng không có giới hạn. Khi đạt đến cấp độ chứng ngộ này, bất cứ điều gì khởi lên cũng tan biến vào bản tánh nền tảng, giống như mây tan biến trong bầu trời. Không gian nguyên sơ của bản tánh tâm và trí tuệ nguyên sơ (trạng thái tự nhiên mở rộng và giải thoát) hòa lẫn vào nhau. Khi điều này xảy ra, không còn sự quay trở lại với bản tánh tâm của chính mình, bởi vì chẳng còn nơi nào để đi. Điểm tận cùng của mọi hiện tượng được đạt đến. Người ta đã thoát khỏi con đường nguy hiểm của tâm, con đường vốn bám chấp hoặc từ bỏ mọi thứ do nhầm lẫn chúng là thật có. Chính vào lúc này, cảnh giới của chân như tối hậu vượt khỏi sự đến và đi được đạt đến. Còn có thể đi đâu nữa đây? Chẳng còn nơi nào. Các hành giả đạt được trạng thái này đã rời bỏ vùng đất của mê lầm và sẽ không bao giờ quay lại thành thị luân hồi. Vì họ đã đạt đến nền tảng giống như không gian.
Vì vậy, ta đã đến với không gian rộng lớn của bản tánh tâm ta. Các ý niệm nắm bắt được thanh tịnh trong nền tảng nguyên sơ, như mây tan biến trong bầu trời. Thân, khẩu, và ý của ta an trụ trong trạng thái tự do và mở rộng mà không cần bất kỳ nỗ lực nào từ ta. Vậy thì, có ai có thể chứng nghiệm trạng thái mà ta đang ở? Ngay cả khi ta giải thích điều này cho những người ít phước duyên, họ cũng không thể thấy được như thật. Bởi đây chính là khoảnh khắc của sự chắc chắn trong chứng ngộ của ta.
Khi đạt đến tận cùng của bản thể tối hậu, ta chẳng còn ước nguyện điều gì thêm nữa. Những hành giả khác cũng đã đạt giải thoát theo cách chứng ngộ giống như ta. Bây giờ, không còn câu hỏi hay nghi ngờ nào đối với ta, và chẳng ai có thể dạy thêm điều gì hơn những gì ta đã hiểu. Như trong Những bài ca Chứng Ngộ đã nói:
Trước mặt ta, sau lưng ta, và trong tất cả mười phương,
Mọi điều ta thấy—chính là cái đó, chính là nó!
Bây giờ giống như Đức Thế Tôn, hôm nay ta đoạn trừ tất cả mê lầm.
Bây giờ ta sẽ không còn hỏi ai bất kỳ điều gì.
Thuở xưa, nhờ vào sự sắp xếp tuyệt vời và tuần tự của kiến giải, thiền định, và hành động, ta đã nương tựa vào các địa và con đường cao thấp như thể chúng là những bậc thang, và ta đã quen thuộc với cách thức chúng hiện khởi trong các pháp yoga cao và thấp. Nhưng nay, khi nền tảng và gốc rễ của tâm đã tiêu tan, tất cả những điều này cũng tiêu tan theo. Ta giờ đây không còn mục tiêu nào nữa; không còn bất kỳ mục đích nào để nỗ lực. Bất cứ điều gì giờ xảy ra, ta không bám chấp vào nó, như một người điên say rượu. Và như một đứa trẻ nhỏ, ta không xác định các hiện tướng. Với ta, không còn pháp hành nào cần thực hiện theo bất kỳ thứ tự tuần tự nào.
Mọi thứ giờ đây là một sự bình đẳng bao trùm, thư giãn, rộng mở, một trạng thái không có bất kỳ mục tiêu nào. Ta đang ở trong trạng thái bình đẳng vượt ngoài mọi bám chấp. Đó là một trạng thái kỳ diệu đầy kinh ngạc. Như trong Những bài ca Chứng Ngộ đã nói:
Như viên ngọc như ý, chính là sự chứng ngộ này.
Giờ đây ta biết—điều kỳ diệu lớn lao—mọi mê lầm đều rơi rụng!
Bây giờ, bất cứ điều gì khởi lên đều hiện lộ như chân như (dharmatā). Vì mê lầm được thanh tịnh trong nền tảng, ta đã đạt được một sự chứng ngộ giống như không gian, vượt ngoài mọi quy chiếu. Nghiệp lực và mọi yếu tố tạo tác đều đã lắng dịu. Như trong Những bài ca Chứng Ngộ đã nói:
Chúng sinh bị trói buộc bởi nghiệp lực riêng của mình.
Được giải thoát khỏi điều đó, tâm họ trở nên tự tại.
Và khi dòng tâm của họ được tự do, điều này chẳng phải là
Chính sự đạt được trạng thái tối thượng vượt ngoài mọi khổ đau hay sao?
Mọi việc ta làm đều được thực hiện trong trạng thái tự do, không còn bất kỳ sự bám chấp nào. Vì thế, với ta, không còn trói buộc cũng không còn giải thoát. Như trong Những bài ca Chứng Ngộ đã nói:
Khi thực sự hiểu được [sự bình đẳng] của hành động và vô hành,
Thì chẳng còn trói buộc cũng chẳng còn giải thoát.
Khi đạt đến trạng thái này, sự giải thoát được thành tựu nhờ vào sự chuyển giao chứng ngộ từ thầy mình sang chính mình. Như trong Những bài ca Chứng Ngộ đã nói:
Đây chính là bản tánh, vô sinh và nguyên sơ
Mà bậc Thầy vinh quang của ta đã chỉ dạy.
Hôm nay ta đã thành tựu nó!
Giờ đây, khi đã đạt được sự chứng ngộ như vậy, ta cất lên bài ca về trí tuệ nguyên sơ tự sinh, vô tác, chính là bản tánh của tâm. Bản tánh của các pháp là một trạng thái không giới hạn, không ràng buộc; vượt lên cả hai cực đoan của hiện hữu và phi hiện hữu. Sự chứng ngộ về bản tánh này tựa như quầng sáng của mặt trời. Hàng ngàn tia sáng thanh tịnh của nó chiếu rọi khắp thế giới chúng sinh đầy phước duyên, làm cho vườn sen—tâm của những ai mong cầu giải thoát—nở rộ. Và khi đã nở rộ, họ khởi hành đến miền đất của Phổ Hiền, trạng thái cực lạc tối thượng.
Thông tin về cuốn sách:
Tên sách | Tìm An Trú Trong Bản Tánh Tâm – Tam Bộ Tầm An (Tập 1) |
Tác giả | Longchenpa – Chuyển ngữ: Padma Lotsawa |
Giá | 330.000đ |
Số trang | 472 |
Nhà xuất bản | Padma Publishing |
Khổ | 14,5 x 20 cm |
Barcode | 9785675489039 ISBN 978-1611807523 |
Tam Bộ Tầm An:
Tập 1: Tìm An Trú Trong Bản Tánh Tâm
Tập 2: Tìm An Tinh Trong Thiền Định
Tập 3: Tìm An Lạc Trong Cõi Huyễn
Thông tin
Trọng lượng | 0,2 kg |
---|---|
Kích thước | 20 × 14,5 × 3 cm |